Đầu tư thiết bị hiện đại vào sản xuất
DNTN Trang Thủy ứng dụng hệ thống băng chuyền cấp đông IQF 500 vào chế biến thủy sản.
Được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương), DNTN Trang Thủy (KCN An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) vừa đầu tư hệ thống băng chuyền cấp đông IQF 500 vào quy trình chế biến thủy sản xuất khẩu.
Hệ thống này có nhiều ưu điểm giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Từ đầu năm 2015, do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, DNTN Trang Thủy đã đầu tư nâng cấp nhà xưởng, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng vốn đầu tư trên 10 tỉ đồng; trong đó, hệ thống băng chuyền cấp đông IQF 500 trị giá gần 4,3 tỉ đồng.
Đây là hệ thống chuyên dùng cho cấp đông nhanh các sản phẩm nông sản, thủy hải sản dạng rời hoặc đóng gói hút chân không với hiệu suất cao.
Qua băng chuyền, sản phẩm đông nhanh, đều, đảm bảo chất lượng thành phẩm ở trạng thái tốt nhất.
Nhờ băng chuyền vận hành tự động, công suất máy đạt 500 kg/giờ, doanh nghiệp rút ngắn thời gian cấp đông từ 6 đến 7 giờ xuống chỉ còn 4 phút (đối với sản phẩm tôm) và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Tùng Trang, Giám đốc DNTN Trang Thủy, cho biết: Từ đầu năm đến nay, bên cạnh thị trường truyền thống, doanh nghiệp đã tìm kiếm thêm một số đối tác ở các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và nhận được nhiều đơn hàng có giá trị.
Nhờ vậy trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt trên 1,6 triệu USD, doanh thu đạt gần 35,7 tỉ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy nhiên, hiện các đối tác ngành thủy sản ngày càng có nhiều yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm cũng như các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Do vậy, doanh nghiệp liên tục cải tiến công nghệ, đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất, kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ông Trang cho biết thêm, bên cạnh các dòng sản phẩm cấp đông, một số dòng hải sản ăn liền của công ty bước đầu cũng được thị trường Mỹ chấp nhận và đã có những đơn hàng đầu tiên trị giá trên 200.000 USD.
Đây là dòng sản phẩm có giá trị kinh tế cao và có nhiều tiềm năng phát triển.
Trong thời gian tới, DNTN Trang Thủy sẽ tiếp tục đầu tư thêm một số thiết bị hiện đại như hệ thống đông cồn, hệ thống sấy khô tự động bằng băng chuyền...để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Dự kiến, trong năm tới, doanh nghiệp sẽ mở một xưởng sản xuất mới, giải quyết việc làm cho gần 500 lao động.
Ông Nguyễn Hải Triều, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, cho biết: Năm 2015, trung tâm đã hỗ trợ DNTN Trang Thủy 100 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương để đầu tư hệ thống băng chuyền cấp đông IQF 500 vào sản xuất.
Đây là một công nghệ mới, hiện đại, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian, công lao động.
Trong thời gian tới, trung tâm sẽ hỗ trợ thêm về các khâu xúc tiến thương mại, tiếp xúc với đối tác có nhu cầu nhập khẩu thủy sản ở các nước trong khu vực để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm
Tuy đã thắng thầu toàn bộ 800 ngàn tấn gạo XK sang Philippines từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, nhưng đến giờ này, nhìn chung XK gạo chính ngạch của nước ta vẫn đang tiếp tục gặp những khó khăn lớn về mặt thị trường.
Theo ghi nhận, hiện chỉ duy nhất tỉnh Bạc Liêu có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống quy mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thả nuôi của nông dân. Còn lại hầu hết các địa phương như: TP.HCM, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… đều thiếu con giống trầm trọng, phải trông chờ vào nguồn giống nhập từ nơi khác về, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), trong 2 ngày qua đã có hơn 25ha tôm nuôi bị chết do sốc nước. Phần lớn trong số này, tôm được thả nuôi theo phương pháp hồ hở, tập trung ở các xã An Cư, An Hòa và An Hiệp, nơi có nhiều đợt mưa lớn xảy ra trong các ngày 11 và 12/5.
Sen Tịnh Tâm trồng trong kinh thành Huế để phục vụ ẩm thực cho vua và hoàng cung. Mặc dù đã có thương hiệu và có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên người trồng sen ở Tịnh Tâm (Huế) hiện nay đã mất dần niềm tin với nghề khi hiệu quả sản xuất lẫn thu nhập không còn như trước đây.
Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần giao dịch toàn cầu, điều quan trọng hơn là vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo. Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.