Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xã Tân Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu) Có Khoảng 100 Ha Quýt Đường Bị Chặt Bỏ Vì Sâu Bệnh

Xã Tân Lâm (Bà Rịa - Vũng Tàu) Có Khoảng 100 Ha Quýt Đường Bị Chặt Bỏ Vì Sâu Bệnh
Ngày đăng: 18/09/2014

Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) từ năm 2013 đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng 100 ha/400 ha trồng quýt đường của toàn xã bị rụng trái, chết cây, nhiều hộ dân phá bỏ để trồng tiêu, nhãn…

Theo các hộ trồng quýt, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do người trồng không kiểm soát được nguồn giống nên vườn quýt bị phát bệnh từ giống mới mua về.

Do không khắc phục được hiện tượng nhiễm bệnh rồi giảm năng suất nên “phong trào” phá bỏ vườn quýt để chuyển sang cây trồng khác diễn ra rất mạnh trong đầu mùa mưa năm 2014.

Để phòng, chống dịch bệnh cho cây quýt, Sở KH-CN đã phối hợp với cơ quan chức năng liên quan tổ chức hội thảo “giải pháp canh tác quýt đường bền vững” cho bà con nông dân xã Tân Lâm.

Tại hội thảo, các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu đất- phân bón và mơi trường phía Nam cho rằng việc phá bỏ cây quýt để chuyển sang cây trồng khác ở thời điểm này không phải là giải pháp hiệu quả và có lợi cho người nông dân.

Vấn đề quan trọng là phải tìm cách để phòng trừ sâu bệnh, bón phân, chăm sóc hợp lý để tránh trường hợp vườn quýt giảm năng suất hoặc chết vì sâu bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Chân Trắng Ấn Độ Thâm Nhập Vào Nhật Bản Và Thay Thế Tôm Sú Tôm Chân Trắng Ấn Độ Thâm Nhập Vào Nhật Bản Và Thay Thế Tôm Sú

Cho đến gần đây, tôm chân trắng phục vụ cho các nhà hàng sushi băng chuyền bình dân và trong các món ăn Trung Quốc chủ yếu được NK từ Thái Lan. Tuy nhiên, mùa thu năm nay, một số chuỗi siêu thị Nhật Bản đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Ấn Độ do lợi thế về kích cỡ và giá

01/01/2012
Để Cây Cam Sành Phát Triển Một Cách Bền Vững Để Cây Cam Sành Phát Triển Một Cách Bền Vững

Cam sành là một trong những cây ăn trái chủ lực, thế mạnh của huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Do lợi nhuận khá cao từ cây cam sành, các hộ nông dân đã ồ ạt trồng cây cam sành. Việc phát triển cây cam sành một cách tự phát, sử dụng những giống cây trôi nổi, không theo quy hoạch đã làm cho dịch bệnh tràn lan, có nguy cơ sẽ xóa sổ cây cam sành trong vài năm tới. Do đó các ngành nông nghiệp tỉnh cùng các nhà khoa học và nông dân đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển cây cam sành.

24/09/2012
Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.

15/07/2012
Dịch Bệnh Tôm Gia Tăng Dịch Bệnh Tôm Gia Tăng

Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.

15/07/2012
Thành Công Từ Nuôi Lươn Bể Bạt Ở Hậu Giang Thành Công Từ Nuôi Lươn Bể Bạt Ở Hậu Giang

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện phong trào nuôi lươn trong bể bạt cho hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thị trường ổn định. Sự thành công của các hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là một ví dụ.

28/09/2012