Gạo Non-Basmati Của Ấn Độ Dự Định Tấn Công Thị Trường Trung Quốc

Trung Quốc được dự đoán có thể là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với khối lượng từ 2,6 triệu tấn năm 2014 tăng lên 3,5 triệu tấn trong năm 2015.
Các nhà xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang kêu gọi Chính phủ thảo luận vấn đề mua bán gạo non-basmati với Chủ tịch Trung Quốc đang có chuyến thăm tới nước này.
Theo các doanh nghiệp Ấn Độ, Trung Quốc từ chối nhập khẩu gạo non-basmati của Ấn với lý do không đạt được thỏa thuận chung về định mức an toàn vệ sinh. Song, phía thương nhân Ấn khẳng định gạo của nước này có chất lượng khá tốt và họ sẽ đưa ra mức giá hợp lý nếu Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu.
Hiện Trung Quốc được dự đoán có thể là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với khối lượng từ 2,6 triệu tấn năm 2014 tăng lên 3,5 triệu tấn trong năm 2015. Nguồn gạo nhập khẩu của nước này chủ yếu đến từ Việt Nam, Thái Lan và Pakistan.
Trong khi đó, Ấn Độ đang là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chủ yếu là gạo basmati được xuất khẩu sang các nước Trung Đông và gạo non-basmati được xuất khẩu sang các nước Châu Phi, Nga và Ukraine.
Năm 2012, Trung Quốc cho phép nhập khẩu gạo basmati của Ấn Độ. Nước này đã nhập khẩu khoảng 1.625 tấn gạo basmati từ Ấn Độ trong năm 2012 và 1.744 tấn trong năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, việc bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tổn thất thủy sản khai thác sau thu hoạch còn nhiều.

Từ đầu năm đến nay, sản lượng cá nước lạnh toàn huyện đạt 195 tấn, bên cạnh đó, lượng cá đến kỳ thu hoạch ở các cơ sở vẫn còn khoảng 20 tấn. Như vậy, ước tính tổng sản lượng cá nước lạnh cả năm sẽ đạt hơn 200 tấn.

Nhằm thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả trên diện tích đất vườn đồi tại các xã miền núi huyện Quỳnh Lưu, mấy năm trở lại đây, bà con nông dân đã chủ động đưa vào trồng cây nguyên liệu hương bài. Đây được coi là cây trồng phù hợp loại đất đồi cao, khó khăn về nguồn nước, dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, bộc bạch: “Phương pháp nuôi tôm của tôi chủ yếu là phơi đầm, bón vôi, thả tôm giống và định kỳ bắt tôm hằng tháng. Ðó là những gì học được từ 4 lớp tập huấn. Thế nhưng, rủi ro vẫn còn, thu nhập chưa bền vững, chưa thể lấy sổ đỏ về nhà”.

UBND huyện Thăng Bình vừa ban hành kế hoạch hành động để thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Mục tiêu chung của kế hoạch là chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ phân tán sang tập trung, nâng cao chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.