Hợp Tác, Khai Thác Mặt Hàng Quả Thanh Long Bình Thuận Tiêu Thụ Tại Hà Nội

Đây là nội dung buổi làm việc của ông Nguyễn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh với đoàn công tác Hà Nội do ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội dẫn đầu vào sáng 17/9.
Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại cây trồng ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Tính đến nay, Bình Thuận có trên 23.000 ha thanh long với sản lượng thu hoạch 600.000 tấn/năm. Bên cạnh việc xuất khẩu, trái thanh long Bình Thuận hiện đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong nước, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định.
Thời gian qua, Sở Công Thương Bình Thuận đã tổ chức nhiều chương trình và tạo thuận lợi để các doanh nghiệp trong tỉnh liên doanh, liên kết với các kênh phân phối trong nước như chợ đầu mối chuyên kinh doanh rau quả tại thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Lâm Đồng, Khánh Hòa… nhằm tạo ra các kênh tiêu thụ trong cả nước nhưng kết quả đạt được chưa khả quan.
Theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Nội tại cuộc họp cho biết, thanh long bán ở các siêu thị lớn ở Hà Nội lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên các siêu thị đều khẳng định thanh long Bình Thuận chất lượng tốt, phù hợp với người tiêu dùng.
Vì vậy, việc hợp tác, khai thác mặt hàng quả thanh long Bình Thuận tiêu thụ tại Hà Nội có ý nghĩa quan trọng, nhằm kết nối các doanh nghiệp kinh doanh thanh long của tỉnh với các nhà kinh doanh phân phối rau quả trên địa bàn thành phố Hà Nội để đẩy mạnh kênh tiêu thụ nội địa đạt hiệu quả.
Thời gian tới, để mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long Bình Thuận tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc đề nghị Sở Công Thương cần phối hợp ngành nông nghiệp chỉ đạo các doanh nghiệp thanh long Bình Thuận tiếp cận trực tiếp với các siêu thị, các nhà phân phối tại các chợ đầu mối Hà Nội để ký kết hợp đồng cung ứng thanh long với số lượng, giá cả ổn định; chú ý đến hình thức, mẫu mã trái thanh long; dán nhãn sản phẩm để người tiêu dùng phân biệt rõ nguồn gốc thanh long, nhất là những doanh nghiệp được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.

Hàng chục năm qua, người dân nghèo ở các thôn Lập An, Loan Lý, Hót Mít, Hói Dừa… thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm Lập An để sống qua ngày.

Nhiều hộ dân ở xã Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trong những năm gần đây.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nghèo lại đông con, nên từ lúc 15 tuổi ông Mai phải bươm chải để giúp gia đình lo cho các em bằng nghề chạy đò mướn. Nhờ việc chạy đò khấm khá, ông tích cóp dần sắm thêm thùng tuốt lúa, máy cày nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con địa phương.

Nghề làm nhang (hương) tại xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng trước đây do người dân chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công nên năng suất thấp, cuộc sống người làm nhang cũng vì thế mà không ổn định.