Đào Tiên Hồ Lô Hàng Độc Ngày Tết

Trong vài năm trở lại đây, ngoài trái bưởi Năm Roi thương phẩm thì Câu lạc bộ (CLB) khuyến nông ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành đã tạo dáng cho trái bưởi có giá trị cao gấp nhiều lần so với bưởi thường. Và giờ đây, cũng từ việc tạo dáng, các thành viên CLB cho ra thị trường loại sản phẩm mới là trái đào tiên hồ lô vào dịp Tết Nguyên đán năm nay.
Nếu như trước kia, người trồng cây đào tiên chỉ để làm kiểng, nhưng giờ đây ông Võ Hồng Quốc, thành viên CLB ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành đã tạo hình thành công trên trái đào tiên. Vào năm 2012, ông Quốc tận dụng từ các khoảng đất trống và đất dọc theo các mé liếp bưởi Năm Roi trồng thử nghiệm trên 300 cây đào tiên.
Chỉ trong 2 năm cây cho trái, thấy trái có mẫu mã đẹp nên ông cùng các thành viên khác nảy sinh ý định tạo hình hồ lô cho trái đào tiên. Giờ đây, ông có khoảng 1.500 trái được định hình hồ lô có chữ nổi “Tài - Lộc” màu vàng. Ông Quốc cho biết: “Sau thời gian nghiên cứu làm thử nghiệm lúc đầu cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng chính sự thất bại đó mà tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm để tạo hình cho trái đào tiên có hình dáng bắt mắt hơn”.
Cũng theo ông Quốc, cây đào tiên dễ trồng, dễ thích nghi điều kiện sống, chi phí đầu tư thấp, thời gian trồng chỉ 2 năm sẽ cho trái, năng suất cao, trọng lượng mỗi trái đến khi thu hoạch từ 1-1,5kg. Hiện nay, đào tiên hồ lô được các doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc hợp đồng bao tiêu hết sản phẩm với giá 400.000 đồng/trái. Như vậy, ước tính tết năm nay sau khi trừ chi phí, vườn đào tiên nhà ông thu lợi nhuận gần 500 triệu đồng.
Hiện tại, CLB khuyến nông ấp Phú Trí A có 3 thành viên trồng và tạo dáng thử nghiệm, bước đầu cho thấy thành công và được thị trường đón nhận. Ông Võ Trung Thành, chủ nhiệm CLB khuyến nông ấp Phú Trí A, cho biết: “Việc tạo dáng thành công từ trái đào tiên là một hướng đi mới. Thời gian tới, CLB sẽ còn tạo thêm nhiều hình dáng mới, lạ khác trên loại cây xen canh này. Đặc biệt, bởi sự hấp dẫn của nó, chắc rằng đào tiên hồ lô còn vươn xa hơn, bởi ý nghĩa tâm linh trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc. Đây chính là hướng đi mới trong cung cách làm ăn của CLB.
Nguồn bài viết: http://baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE18347B/Dao_tien_ho_lo_Hang_doc_ngay_Tet.aspx
Có thể bạn quan tâm

Sáng mùng 2 Tết, sau bữa cơm quần tụ với con cháu, gia đình, bác Lê Thị Tình (54 tuổi), ở làng Bi, xã Ia Dom đã tranh thủ lặn lội lên vườn cách nhà hơn 2 km để nhặt hạt điều. “Vườn xa nhà nên sợ mất trộm, Tết nhất vẫn tranh thủ đi nhặt hạt từ các quả chín rụng xuống đất. Thấy của phơi ngoài vườn ngồi không yên được, bởi tiền bạc lo lắng mọi việc, kể cả con cái học hành đều trông cả vào đó”- bác Tình, tâm sự.

Chiều mùng 6 Tết, tại khu vực bến thuyền nhỏ ở tổ dân phố Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), cảnh mua bán ruốc diễn ra khá tấp nập. Dưới bến, nhiều chiếc thuyền thúng liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ. Trên bến, hàng chục người đang tất bật bốc xếp những sọt ruốc tươi rói cân bán cho các thương lái.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất giống thủy sản chuẩn bị cải tạo ao, bể ương, lấy nước dự trữ ương nuôi giống, xác định nhu cầu con giống của các địa phương và các vùng lân cận. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi bảo đảm kịp thời vụ.

Ông Nguyễn Duy Lâm, Trưởng phòng thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết, tỉnh Bình Định đã quyết định loại 4 tàu cá của ông La Tình, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn ra khỏi mô hình khai thác, thu mua xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) theo chuỗi, đồng thời thu hồi 4 bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã lắp đặt trên 4 tàu cá của ngư dân này.

Năm 2014, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chuyển giao cho nông dân xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, để nhân rộng cần có sự quan tâm nhiều hơn của ngành chức năng.