Sau Tết, Giá Thanh Long Vẫn Tiếp Tục Đứng Ở Mức Cao

Từ sau Tết Nguyên đán Giáp ngọ đến nay, giá bán thanh long vẫn đứng ở mức cao trong khi phần lớn các loại trái cây khác đều có xu hướng sụt giảm so với thời điểm trước và trong Tết.
Hiện thương lái thu mua thanh long ruột trắng tại vườn giá từ 25.000 đồng đến 26.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm trước từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng/kg; mua thanh long ruột đỏ giá từ 30.000 đồng đến 35.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm trước trên 10.000 đồng/kg.
Theo dự báo của thương lái, giá thanh long vẫn còn đứng ở mức cao cho đến hết tháng giêng (âm lịch) vì thị trường trong nước và Trung Quốc đang hút hàng phục vụ cho nhu cầu cúng kiếng, lễ lạt đầu năm.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Tiền Giang hiện có 400 ha thanh long đang cho thu hoạch sau Tết Nguyên đán trên tổng diện tích 2.800 ha của toàn tỉnh. Năng suất bình quân khoảng 10 tấn/ha. Với mức giá bán khá cao như hiện nay, sau khi trừ đi chi phí, mỗi ha thanh long, nông dân thu lãi không dưới 300 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác.
Thu hoạch xong đợt thanh long này, nông dân tiếp tục xử lý kỹ thuật bằng cách xông đèn để chủ động thu hoạch trái vào khoảng tháng 4, tháng 5 âm lịch, là thời điểm nắng nóng, các loại trái cây khác chưa vào mùa thu hoạch, dự báo cũng sẽ bán được giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Phú Yên đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa không đảm bảo nguồn nước, năng suất thấp để hình thành những vùng sản xuất rau màu cho hiệu quả kinh tế cao.

“Chúng ta có nên tiếp tục thu mua tạm trữ lúa, gạo nữa hay không? Tình hình xuất khẩu gạo của chúng ta ra sao?” Đó là những vấn đề được đặt ra tại Hội nghị sơ kết công tác thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2013-2014 ở các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức vào ngày 11-6 tại tỉnh Long An.

Ngày 29.5, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội thảo tổng kết mô hình liên kết sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc).

Từ nguồn vốn này, hàng nghìn hộ ngư dân đã đầu tư đóng các loại tàu, thuyền có công suất lớn hơn 90CV, đánh bắt tại những ngư trường xa bờ. Nhiều hộ dân đầu tư nuôi trồng thủy sản, mỗi hộ vài ha mặt nước nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ốc hương, ngao... doanh thu hàng tỷ đồng/năm.

Trước tình hình hạn hán gay gắt xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân, vừa qua, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị bàn biện pháp chống hạn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra.