Đào Tiên Hồ Lô Hàng Độc Ngày Tết

Trong vài năm trở lại đây, ngoài trái bưởi Năm Roi thương phẩm thì Câu lạc bộ (CLB) khuyến nông ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành đã tạo dáng cho trái bưởi có giá trị cao gấp nhiều lần so với bưởi thường. Và giờ đây, cũng từ việc tạo dáng, các thành viên CLB cho ra thị trường loại sản phẩm mới là trái đào tiên hồ lô vào dịp Tết Nguyên đán năm nay.
Nếu như trước kia, người trồng cây đào tiên chỉ để làm kiểng, nhưng giờ đây ông Võ Hồng Quốc, thành viên CLB ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành đã tạo hình thành công trên trái đào tiên. Vào năm 2012, ông Quốc tận dụng từ các khoảng đất trống và đất dọc theo các mé liếp bưởi Năm Roi trồng thử nghiệm trên 300 cây đào tiên.
Chỉ trong 2 năm cây cho trái, thấy trái có mẫu mã đẹp nên ông cùng các thành viên khác nảy sinh ý định tạo hình hồ lô cho trái đào tiên. Giờ đây, ông có khoảng 1.500 trái được định hình hồ lô có chữ nổi “Tài - Lộc” màu vàng. Ông Quốc cho biết: “Sau thời gian nghiên cứu làm thử nghiệm lúc đầu cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng chính sự thất bại đó mà tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm để tạo hình cho trái đào tiên có hình dáng bắt mắt hơn”.
Cũng theo ông Quốc, cây đào tiên dễ trồng, dễ thích nghi điều kiện sống, chi phí đầu tư thấp, thời gian trồng chỉ 2 năm sẽ cho trái, năng suất cao, trọng lượng mỗi trái đến khi thu hoạch từ 1-1,5kg. Hiện nay, đào tiên hồ lô được các doanh nghiệp đến từ TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc hợp đồng bao tiêu hết sản phẩm với giá 400.000 đồng/trái. Như vậy, ước tính tết năm nay sau khi trừ chi phí, vườn đào tiên nhà ông thu lợi nhuận gần 500 triệu đồng.
Hiện tại, CLB khuyến nông ấp Phú Trí A có 3 thành viên trồng và tạo dáng thử nghiệm, bước đầu cho thấy thành công và được thị trường đón nhận. Ông Võ Trung Thành, chủ nhiệm CLB khuyến nông ấp Phú Trí A, cho biết: “Việc tạo dáng thành công từ trái đào tiên là một hướng đi mới. Thời gian tới, CLB sẽ còn tạo thêm nhiều hình dáng mới, lạ khác trên loại cây xen canh này. Đặc biệt, bởi sự hấp dẫn của nó, chắc rằng đào tiên hồ lô còn vươn xa hơn, bởi ý nghĩa tâm linh trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc. Đây chính là hướng đi mới trong cung cách làm ăn của CLB.
Nguồn bài viết: http://baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE18347B/Dao_tien_ho_lo_Hang_doc_ngay_Tet.aspx
Related news

Nếu như các năm trước, vào tháng 6, đến Bàu Nghè, nhiều người không muốn về bởi cảnh sắc vùng sen này níu giữ, thì năm nay, trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lơ thơ một ít cọng sen còn nguyên lá, đủ để người ta nhận ra đó là nơi trồng sen. Lội cả cánh đồng sen cũng chỉ tìm được vài bông.

Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?

Với mức giá này, nông dân lãi 15 triệu đồng/công, tăng gấp 3 lần so với trồng lúa và các loại màu khác. Tuy nhiên, hiện tại, giá khoai cao chỉ còn 6.000 đồng/kg, trừ chi phí, còn lãi khoảng 5 triệu đồng/công, thấp hơn năm ngoái khoảng 10 triệu đồng/công.

Vùng đất Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) là nơi có trái dừa nổi tiếng về chất lượng, nhà vườn được tập huấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nâng cao sản lượng dừa; kỹ thuật trồng xen, nuôi xen, nâng thu nhập trên cùng một diện tích; tổ chức lại sản xuất, giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.

Ông Nguyễn Thành Vinh - Trưởng làng nghề cho biết: "Làng chè Chu Hưng được công nhận làng nghề năm 2008. Làng nghề bao gồm các khu dân cư 5, 7, 8 hợp thành với tổng diện tích tự nhiên là 315ha. Làng có 281 hộ sinh sống, trong đó số hộ tham gia sản xuất chè là 97 hộ và số lao động là 141 người.