Đổi Đời Từ Đu Đủ Ruột Vàng
Không ruộng, vườn sản xuất, không nghề nghiệp nên cái nghèo đeo đẳng vợ chồng anh Lê Văn Phúc (xã Tân Quới Trung- Vũng Liêm - Vĩnh Long) ngay từ ngày họ về chung sống với nhau.
Vì vậy khi đôi vợ chồng trẻ ấy có thêm 2 miệng ăn nữa thì nhiều người dân xung quanh không ai dám nghĩ đến chuyện thoát nghèo của gia đình ấy. Vậy mà chỉ sau 2 năm trồng đu đủ ruột vàng, hộ nghèo ấy nay đã có trong tay cả trăm triệu đồng.
Cần mẫn làm giàu
Đến với nhau trong hoàn cảnh trắng tay lại không ruộng, không vườn, không nghề nghiệp; nên dù vợ chồng anh Nguyễn Văn Phúc cần cù làm thuê làm mướn bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng vậy mà cuộc sống của gia đình cứ luôn thiếu trước hụt sau.
Khó khăn lại càng chồng chất khi 2 con của đôi vợ chồng này lần lượt chào đời. Song, với sự phấn đấu của mình và để ý học hỏi kinh nghiệm sản xuất của nhiều người chủ; nhất là sau khi được chính quyền và Hội Nông dân địa phương cho tham dự các cuộc hội thảo, các cuộc chuyển giao khoa học kỹ thuật trên cây trồng vật nuôi đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm vươn lên của vợ chồng anh Phúc.
Năm 2011, anh Phúc mạnh dạn thuê 2.000m2 đất ruộng ở gần gia đình để sản xuất. Lần đầu tiên được tạm làm chủ số đất ấy, cả 2 vợ chồng anh Phúc vừa mừng vừa lo, sợ làm ăn không hiệu quả. Sau khi tính đi tính lại, anh Phúc quyết định trồng cây đu đủ ruột vàng.
Theo anh, đu đủ có thể được xem là cây ăn trái ngắn ngày vì chỉ sau 6 tháng trồng là cho thu hoạch, lại rất dễ tiêu thụ. Một lợi thế nữa là đu đủ ruột vàng có vỏ cứng nên thuận lợi cho việc vận chuyển xa. Từ quyết định này, anh Phúc chọn giống xác nhận đu đủ ruột vàng, với giá 3.000 đ/hạt giống. Trên diện tích 2.000m2 anh trồng 500 cây.
Nhờ được chuyển giao khoa học kỹ thuật và cần cù chăm sóc nên đu đủ của anh Phúc phát triển rất tốt và cũng rất đồng đều nên vụ đầu tiên anh thu hoạch được 15 tấn, bình quân 30kg/cây và được thương lái bao tiêu toàn bộ, với giá 7.000 đ/kg.
Vụ này anh Phúc thu được 105 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư và công lao động 32 triệu đồng, anh còn lời 73 triệu đồng. Gần nửa đời người làm thuê làm mướn, giờ có được số tiền ấy, vợ chồng anh Phúc vui mừng không sao kể hết.
Song, đáng nói hơn nữa là từ kết quả sản xuất ấy, năm 2012 vợ chồng anh Phúc tự tin phấn khởi thuê thêm 6.000m2 đất ruộng để trồng tiếp đu đủ ruột vàng; nâng tổng diện tích vụ thứ 2 này lên 8.000m2.
Diện tích trên, anh Phúc trồng 2.000 cây đu đủ ruột vàng. Điều đáng quan tâm ở vụ thứ 2 này là anh Phúc còn trồng xen cây ớt vào khoảng cách giữa 2 cây đu đủ. Có thêm được kinh nghiệm vụ trước, nên vụ này đu đủ của anh Phúc còn được năng suất cao hơn, bình quân 40 kg/cây và được thương lái bao tiêu 5.000 đ/kg.
Vậy là vụ thứ 2 này anh Phúc thu được 400 triệu đồng, trừ hết các chi phí, còn lời 318 triệu đồng- đó là chưa tính khoản lời 22 triệu đồng từ thu hoạch 2 tấn ớt.
Đến trước rước người sau
Là người đã từng quá khổ cực khi gia đình túng thiếu nên sau khi đổi đời, anh Phúc đã tận tâm giúp đỡ các hộ nghèo, cận nghèo và nhiều nông dân địa phương muốn vươn lên từ cây đu đủ ruột vàng.
Anh Phúc đã hướng dẫn kỹ thuật chọn giống, cách ươm hạt, kỹ thuật trồng nhằm hạn chế đổ ngã trong mùa mưa bão và phòng trị sâu bệnh trên cây đu đủ mà không hề đòi hỏi bất kỳ 1 khoản thù lao nào, dù anh đã bỏ ra không ít thời gian cho việc làm tình nghĩa ấy.
Từ việc thấy được hiệu quả kinh tế của đu đủ ruột vàng và sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của anh Phúc mà năm 2013 xã Tân Quới Trung đã có thêm nhiều hộ nông dân an tâm chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang lên liếp trồng giống cây ăn trái nói trên với tổng diện tích hơn 3ha.
Còn với vợ chồng người nông dân từng tay trắng nói trên, năm 2012 cũng rất đáng nhớ bởi năm ấy họ không chỉ được địa phương công nhận thoát nghèo mà còn cho thấy cuộc sống gia đình từ nay đã thật sự đổi đời.
Có thể bạn quan tâm
Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.
Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.
Để góp phần thúc đẩy nghề nuôi lợn rừng phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân trên địa bàn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án khảo nghiệm nuôi lợn rừng sinh sản tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát thuộc Chương trình khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Dự án khảo nghiệm với 2 mục tiêu chính: Đánh giá sự thích nghi của lợn rừng đã được thuần hóa nguồn gốc Thái Lan tại huyện Bát Xát; cho phối giống tạo ra giống thuần chủng có chất lượng cao.
Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.
VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được kỳ vọng là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm nước lợ. Riêng tại Quảng Nam, dù có được kết quả bước đầu nhưng việc nhân rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn...