Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đến nhãn hiệu, thương hiệu chè Hà Nội

Hướng đến nhãn hiệu, thương hiệu chè Hà Nội
Ngày đăng: 15/04/2015

Tuy nhiên, do tập quán canh tác còn lạc hậu, giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp nên đời sống người trồng chè còn nhiều khó khăn. Thực hiện "Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn TP Hà Nội đến 2016, định hướng đến 2020", nhiều biện pháp hỗ trợ đã đến với các vùng trồng chè, bước đầu đạt được 4 mục tiêu cơ bản đề ra về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, từ năm 2012 - 2014, đơn vị đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất, thâm canh chè sạch theo hướng VietGap, quy hoạch, chọn giống chè năng suất, chất lượng để trồng mới và thay thế nương chè già cỗi, đồng thời áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu chè Hà Nội.

Là đơn vị được Sở NN&PTNT giao nhiệm vụ triển khai công tác này, Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội Hoàng Thị Hòa cho biết, trong 3 năm qua, trung tâm đã tổ chức được 59 lớp đào tạo, tập huấn, huấn luyện cho hơn 3.000 lượt cán bộ, nông dân về công tác quản lý, kỹ thuật sản xuất chè an toàn, quy trình kỹ thuật thâm canh chè theo VietGap, kỹ thuật trồng mới, trồng thay thế giống chè mới, áp dụng kỹ thuật cơ giới hóa vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ chè sạch an toàn…

Đồng thời, trung tâm cũng tổ chức đoàn tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm tại các vùng trồng chè tiêu biểu, hiệu quả tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao trình độ, thay đổi tập quán cũ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây chè theo hướng sản xuất chè an toàn, chè VietGap.

Từ khi được tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền, phổ biến những giống chè mới, nhiều hộ nông dân đã tự tin tham gia mô hình chè, thay thế dần nương chè già cỗi năng suất, chất lượng thấp của gia đình để trồng mới những giống chè có năng suất, chất lượng cao. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay, nông dân Hà Nội đã thay thế và trồng mới được 155ha chè tại vùng đồi gò các xã Trần Phú (Chương Mỹ), Yên Bài, Thuần Mỹ, Ba Trại, Cẩm Lĩnh (Ba Vì), Bắc Sơn (Sóc Sơn), Hòa Thạch (Quốc Oai)...

Mô hình sản xuất chè VietGAP có quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc, thu hái, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Để giúp nông dân áp dụng kỹ thuật sản xuất chè sạch, biết cách ghi chép và lưu giữ hồ sơ, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert tập huấn, tổ chức đánh giá mô hình VietGAP.

Qua phân tích mẫu đất, mẫu nước tại các địa điểm thực hiện, Quacert đã cấp giấy chứng nhận cho 80ha sản xuất chè theo VietGAP trên tổng diện tích 305ha chăm sóc, thâm canh chè an toàn. Với mô hình chăm sóc cây chè trồng mới năm thứ 2 trên diện tích 50ha, qua kiểm tra, theo dõi, đánh giá cho thấy cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thâm canh của các địa phương và đã bắt đầu cho thu hái sản phẩm; nông dân yên tâm, tin tưởng, phấn khởi về năng suất, chất lượng và hiệu quả của các giống chè mới.

Bên cạnh tập quán canh tác lạc hậu của người dân trong nhiều năm qua, việc ít quan tâm đến đầu tư cơ giới trong sản xuất, hệ thống chế biến chè thô sơ, lạc hậu... cũng là rào cản đối với phát triển chè theo hướng hàng hóa cho năng suất, chất lượng cao.

Trong 3 năm (2012 - 2014), Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã đã xây dựng thành công 100ha mô hình áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, nông dân đã được sử dụng máy đốn chè chuyên dụng tiên tiến để các vết cắt không giập nát, vì vậy cây chè hồi phục nhanh, tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt giảm công lao động và giá thành sản phẩm. Hiệu quả mô hình cơ giới hóa trong sản xuất chè an toàn cao hơn so với sản xuất đại trà 60 - 80 triệu đồng/ha.

Đến nay, diện tích chè toàn thành phố đã đạt 3.000ha (đạt mục tiêu so với yêu cầu của thành phố giữ ổn định diện tích 2.700 - 3.000ha), năng suất đạt 75,4 tạ/ha, sản lượng búp chè tươi đạt 22.682 tấn, giá trị sản xuất đạt 198,3 triệu đồng/ha. Nông dân các địa phương tham gia thực hiện mô hình tin tưởng, phấn khởi và yên tâm phát triển sản xuất chè an toàn, sản xuất chè theo VietGAP.


Có thể bạn quan tâm

Mưa Ẩm Kéo Dài, Hành Tây Đà Lạt Lại Bỏ Ra Đường Mưa Ẩm Kéo Dài, Hành Tây Đà Lạt Lại Bỏ Ra Đường

Hàng ngàn tấn hành tây tích trữ tại Đà Lạt hiện tại không tìm được nơi tiêu thụ, có nguy cơ phải đổ bỏ số lượng lớn do thời tiết mưa ẩm kéo dài.

02/06/2014
Tình Hình Sâu Đục Thân Gây Hại Cà Phê Diễn Biến Phức Tạp Tình Hình Sâu Đục Thân Gây Hại Cà Phê Diễn Biến Phức Tạp

Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: Thời gian gần đây, tình hình sâu đục thân gây hại cà phê trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là trên địa bàn TP Đà Lạt, đã tái phát và diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Tính đến cuối tháng 5/2014, tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung của TP Đà Lạt đã có 440ha cà phê bị sâu đục thân gây hại.

02/06/2014
Nguy Cơ Mất Mùa Ngô Do Nắng Nóng Nguy Cơ Mất Mùa Ngô Do Nắng Nóng

Trong bốn năm trở lại đây, diễn biến khí hậu xảy ra khá thất thường và năm nay cũng không là ngoại lệ khi ở Nam Bộ tiết trời se lạnh kéo dài từ sau tết Nguyên Đán cho đến tháng 3, và đến đầu tháng 6 thì vẫn còn nắng nóng gay gắt và oi bức.

23/06/2014
Chợ Lách Được Xác Nhận Kỷ Lục Địa Phương SX Cây Ăn Quả Lớn Nhất Nước Chợ Lách Được Xác Nhận Kỷ Lục Địa Phương SX Cây Ăn Quả Lớn Nhất Nước

Ngày 30/5, tại thị trấn Chợ Lách (huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội trái cây ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ 14 năm 2014 do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.

02/06/2014
Nguồn Nước Ô Nhiễm, Người Nuôi Tôm Khốn Đốn Nguồn Nước Ô Nhiễm, Người Nuôi Tôm Khốn Đốn

Vùng hạ lưu sông Bạn Thạch (xã Hòa Xuân Đông, H.Đông Hòa) có 3ha tôm thẻ chân trắng có độ tuổi từ 30-45 ngày bị chết do hoại tử gan tụy. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Phú Yên có hơn 81ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị mắc bệnh, trong đó có 23,5ha bị mất trắng.

24/06/2014