Dân Nuôi Yến Đang Ngồi Trên Lửa
Cần Giờ lâu nay được xem như “thủ phủ nuôi yến” của TP.HCM, nhưng sau Thông tư 35 của Bộ NNPTNN về quản lý và quy hoạch nghề nuôi yến, dân nuôi yến ở Cần Giờ như đang “ngồi trên lửa”.
Đứng trên cầu Vàm Sát (xã Lý Nhơn) phóng tầm mắt xuống tổ 41 (ấp Lý Hòa Hiệp), chúng tôi đếm được 13 căn nhà yến mới xây dựng 2-3 năm nay. Giữa trưa, từng đàn yến quần thảo đen kịt cụm nhà yến này. Tiếng máy dẫn dụ yến xôn xao cả khu xóm.
Tuy nhiên, khi đi vào ấp 41, quang cảnh nhộn nhịp này không khỏa lấp được nỗi bất an của những người chủ nuôi yến. Anh Út Vân (Lê Văn Vân) – chủ một nhà yến mới xây, cũng là một nhà thầu xây dựng nhà yến ở Cần Giờ cho biết: “Tôi vừa mới xây xong nhà yến hết hơn 1 tỷ đồng. Nếu khu vực này không nằm trong khu quy hoạch nuôi yến sắp tới của huyện Cần Giờ thì gần như trắng tay, của cải mà bao năm vợ chồng tui dành dụm”.
Theo anh Út Vân, để có thể hòa vốn, người nuôi yến cần ít nhất thời gian 4-5 năm. Và nếu muốn kiếm lời một nhà yến 100m2, 4 sàn cần phải mất thời gian 7 năm để xây dựng đàn yến lên khoảng 12.000 con nhằm thu hoạch 6 - 7kg tổ yến/tháng.
Theo khảo sát của NTNN, hiện số nhà nuôi yến huyện Cần Giờ không ít hơn 250 căn, tập trung chủ yếu ở xã Tam Thôn Hiệp (200 căn), Lý Nhơn (30 căn), An Thới Đông (20 căn), chưa kể ở xã Bình Khánh, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh. Báo cáo của phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cho thấy, sản lượng tổ yến của toàn huyện năm 2013 là 2.715kg.
Tuy nhiên, theo Thông tư 35/2013 người dân phải xây dựng cơ sở nuôi chim yến phù hợp với quy hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện. Nhưng tới giờ UBND huyện Cần Giờ vẫn chưa có quy hoạch này.
Chị Trần Bạch Mai – một chủ nhà yến tại xã Lý Nhơn bày tỏ: “Tui không biết sắp tới nghề yến sẽ được quy hoạch như thế nào và không biết những nhà nuôi yến đã xây nhưng ngoài quy hoạch thì sẽ xử lý ra sao vì những ngôi nhà ấy khó chuyển đổi công năng”.
Theo ông Đặng Xuân Bình – Trưởng phòng Kinh tế huyện Cần Giờ, cho đến giờ thành phố mới chỉ có công văn hướng dẫn quản lý về nghề nuôi yến trên địa bàn thành phố. Huyện Cần Giờ đang khảo sát lại những hộ nuôi yến trên địa bàn để xây dựng kế hoạch sắp tới. Vì thế, dân vẫn phấp phỏng chờ, không hiểu nơi mình định xây nhà nuôi yến có nằm trong quy hoạch hay không.
Có thể bạn quan tâm
Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.
Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.
Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.
Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.
Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền bò cái lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn TP Hà Nội” được UBND thành phố phê duyệt tháng 2 - 2012 và giao Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội (công ty) làm chủ đầu tư. Sau hơn hai năm thực hiện bước đầu đã đạt kết quả khả quan.