Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Dồn Điền, Đổi Thửa Của Hà Nội

Kinh Nghiệm Dồn Điền, Đổi Thửa Của Hà Nội
Ngày đăng: 03/04/2012

Theo ông Lê Thiết Cương- Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT Hà Nội), trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, dồn điền, đổi thửa là một nội dung rất quan trọng quyết định đến các tiêu chí khác.

Khi dồn điền, đổi thửa được, sẽ dễ dàng giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi. Mặt khác, việc dồn điền, đổi thửa cũng sẽ giúp quy hoạch được đồng ruộng, chuyển dịch được cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô lớn và cơ giới hoá trong nông nghiệp được thuận lợi... "Do đó, có thể khẳng định, vai trò của việc dồn điền, đổi thửa có tác động trực tiếp và gián tiếp lên tất cả các tiêu chí của xây dựng nông thôn mới" - ông Cương nhấn mạnh.

Với cách nhìn nhận đó, đến nay Hà Nội đã tiến hành dồn điền, đổi thửa được trên 157.000ha, tập trung ở các huyện như Sóc Sơn, Phú Xuyên, Mỹ Đức... Qua đó, Hà Nội rút ra một số kinh nghiệm như:

+ Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều hình thức để nhân dân thấy được mục đích, ý nghĩa để hưởng ứng, đồng tình và tích cực tham gia việc dồn điền, đổi thửa tạo thành động lực mới thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

+ Cán bộ cơ sở, nhất là đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong công tác dồn điền, đổi thửa.

+ Có quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển xây dựng nông thôn mới.

+ Hỗ trợ đủ kinh phí để tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa.

+ Phải hoàn chỉnh việc chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính kịp thời, đúng với thực tế khi dồn điền, đổi thửa; tiến hành thu lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp đổi Giấy chứng nhận cho các hộ sau khi thực hiện xong dồn điền, đổi thửa.

+ Xây dựng lộ trình, kế hoạch, nguyên tắc một cách cụ thể, trên cơ sở phát huy dân chủ, công khai, lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhân dân.


Có thể bạn quan tâm

Lợi Nhuận Cao Từ Nuôi Cá Tai Tượng Lợi Nhuận Cao Từ Nuôi Cá Tai Tượng

Ông Huỳnh Văn Tâm, ngụ ấp Bình Phú I, xã Phú Bình (Phú Tân, An Giang) thành công với mô hình nuôi cá tai tượng trong ao hầm đạt lợi nhuận cao, góp phần đa dạng hóa nghề nuôi thủy sản ở địa phương. Hiện tại, ông Tâm đang mở rộng nuôi 20.000 con cá tai tượng. Loài thủy sản này dễ chăm sóc, ít hao hụt, đầu tư chi phí thấp hơn cá tra. Thức ăn chủ yếu là cám, cá biển, kèm thêm các loại lá cây, rau lang, rau muống...

22/08/2013
Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Khá Lên Nhờ Nuôi Bò

Hơn 10 năm nay, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) duy trì, phát triển mô hình chăn nuôi bò góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.

22/08/2013
Người Trồng Rau Hà Nội Khó Khăn Sau Bão Người Trồng Rau Hà Nội Khó Khăn Sau Bão

Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.

22/08/2013
Giá Thành Sản Xuất Tăng, Nông Dân Lãi 242 – 1.342 Đồng/kg Giá Thành Sản Xuất Tăng, Nông Dân Lãi 242 – 1.342 Đồng/kg

Kết quả điều tra giá thành sản xuất thực tế vụ hè - thu 2013 của tỉnh là 3.858 đ/kg, tăng 454 đ/kg so với giá thành vụ hè - thu 2012. Với giá thành trên, người trực tiếp sản xuất lãi 242 đ/kg – 1.342 đ/kg (tại thời điểm khảo sát giá lúa khô là 4.100 đ/kg – 5.200 đ/kg).

22/08/2013
Giá Lúa Gạo Giảm Giá Lúa Gạo Giảm

Theo nhiều tiểu thương kinh doanh lúa gạo, giá nhiều loại lúa gạo giảm do nguồn cung lúa gạo hàng hóa trên thị trường đang tăng so với trước khi nhiều địa phương ĐBSCL bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa thu đông 2013.

22/08/2013