Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đậu Phụng Được Mùa Ở Quảng Nam

Đậu Phụng Được Mùa Ở Quảng Nam
Ngày đăng: 19/05/2012

Vụ đông xuân vừa qua ở Quảng Nam nhờ thời tiết thuận lợi, các loại sâu bệnh ít gây hại, nông dân ứng dụng hiệu quả quy trình thâm canh mới nên cây đậu phụng rất được mùa...

Vừa ôm những bó đậu phụng chất lên bờ, ông Lê Văn Tiến (thôn Thanh Châu, xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam) nói: “Đậu trúng lắm. Mấy ngày ni hết nhổ rồi gánh, cứ lăn miết ngoài đồng nhưng chẳng thấy mệt”. Ông Tiến có 5 sào đất màu. Lâu nay vụ nào ông cũng trồng đậu phụng trên toàn bộ số diện tích ấy. Đông xuân năm ngoái, khi cây đậu đang ra hoa rộ thì không khí lạnh liên tục ập tới, mưa và rét kéo dài khiến quá trình thụ phấn gặp bất lợi dẫn đến năng suất đạt rất thấp, chỉ 80 - 90 kg khô/sào. Vụ này nhờ sử dụng nguồn giống chất lượng cao, nước tưới dồi dào, thời tiết tương đối thuận lợi, bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc đen không bùng phát mạnh nên dự kiến mỗi sào ông thu được ít nhất 130 kg đậu phụng khô.

Chẳng riêng gì ông Tiến, niềm vui được mùa đậu phụng cũng đang ngập tràn trên nhiều đồng đất của Duy Xuyên. Ông Phạm Đình Xuân – Phó phòng NN&PTNT huyện này, cho biết, vụ đông xuân 2011 - 2012 nông dân trên địa bàn canh tác gần 1.100 ha đậu phụng, trong đó khoảng 80% diện tích sử dụng giống đậu L14. Đây là loại giống có tiềm năng cho năng suất cao và kháng được rất nhiều đối tượng sâu bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh héo xanh vi khuẩn. Ông Xuân nói: “Vụ trước năng suất đậu phụng bình quân trên toàn huyện chỉ gần 17 tạ/ha, còn nay theo thống kê mới nhất thì không dưới 22 tạ/ha. Đây là vụ được mùa nhất từ sau mấy chục năm qua”.

Đông xuân năm ngoái, được Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tập huấn ứng dụng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất bệnh héo rũ, ông Huỳnh Đức Kiểm (thôn Hưng Lộc, xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình) triển khai sản xuất khảo nghiệm 2 sào đậu phụng trên chân đất cát pha thịt nhẹ. Vụ đó, mỗi sào ông thu được 180 kg đậu phụng khô, tăng gấp đôi so với thời điểm chưa áp dụng kỹ thuật canh tác mới vừa nêu. Thấy rõ hiệu quả, đông xuân này ông Kiểm quyết định mở rộng diện tích đất trồng đậu phụng lên 4 sào. Nhờ thực hiện đồng bộ các phương thức mà ngành chuyên môn đã hướng dẫn, bây giờ những ruộng đậu phụng của ông ước đạt khoảng 195 kg khô/sào. Ngoài ông Kiểm, hàng chục hộ dân khác ở thôn Hưng Lộc cũng phấn khởi vì năng suất đậu đạt khá cao. Ông Phan Công Vỹ - Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết, vụ đông xuân 2011 - 2012 nông dân toàn huyện sản xuất tổng cộng 1.850 ha đậu phụng. Nhờ ứng dụng hiệu quả quy trình thâm canh mới nên năng suất bình quân đạt 17,2 tạ/ha, tăng 5,3 tạ/ha so với cùng vụ sản xuất năm ngoái...

Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, ngoài 2 huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, nông dân ở nhiều địa phương khác của Quảng Nam cũng rất vui vì đậu phụng được mùa trên diện rộng. Theo ông Muộn, đông xuân này toàn tỉnh tổ chức canh tác 8.418 ha đậu phụng, qua thống kê cho thấy năng suất bình quân đạt 17 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha so với vụ trước...

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồng Ở Xã Kim Bình (Hòa Bình) Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồng Ở Xã Kim Bình (Hòa Bình)

Trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, hầu hết những chân ruộng một vụ ở xã Kim Bình (Kim Bôi - Hòa Bình) bỏ hoang. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, chịu khó của mình, những nông dân ở đây đã biến những chân ruộng 1 vụ thành bãi chăn thả nuôi gà mang lại giá trị kinh tế cao và tận dụng được nguồn phụ phẩm nông sản của gia đình.

16/01/2015
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trại Bò Giống Lai Chất Lượng Cao Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trại Bò Giống Lai Chất Lượng Cao

Nhận thấy địa bàn xã Bình Tân đất rộng, nhà thưa, ruộng lúa mênh mông… rất thuận lợi để phát triển đàn bò, năm 2012, anh quyết định đầu tư chuồng trại, mua 5 con bò giống (bò ta) về nuôi. Qua thời gian nuôi, nhận thấy hiệu quả mang lại từ giống bò này không cao do chúng vừa nhỏ con, chậm lớn, thời gian phối giống lại kéo dài (17 - 18 tháng tuổi)… anh đành chấp nhận bán chịu lỗ.

16/01/2015
Trở Ngại Từ Việc Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Balasa N01 Trở Ngại Từ Việc Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Balasa N01

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học Balasa N01 ở tỉnh đã được nông dân quan tâm và ứng dụng nhiều bởi lợi ích đem lại của nó. Việc sử dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi heo đã góp phần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và hiệu quả tốt đối với môi trường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải. Từ đó làm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn cho sức khỏe con người.

16/01/2015
Ninh Thuận Nuôi Tôm Công Nghiệp Không Sử Dụng Kháng Sinh, Hóa Chất Theo VietGAP Ninh Thuận Nuôi Tôm Công Nghiệp Không Sử Dụng Kháng Sinh, Hóa Chất Theo VietGAP

Tôm nuôi VietGAP nhanh lớn (do mật độ vừa phải), màu sắc đẹp, tỷ lệ sống cao, không bị bệnh, năng suất đạt 15 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, tôm nuôi VietGAP, có giá bán cao hơn tôm nuôi thường 12.000 - 15.000 đồng/kg vì hạn chế hoặc không dùng kháng sinh, do vậy đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu dễ dàng.

16/01/2015
U Minh (Cà Mau) Khôi Phục Nguồn Lợi Cá Đồng U Minh (Cà Mau) Khôi Phục Nguồn Lợi Cá Đồng

Tuy nhiên, nhiều nông dân cho rằng, giá cá bổi hiện đang xuống thấp so với năm trước. Vì vậy, nhân rộng mô hình nuôi phải có giải pháp về đầu ra ổn định, cũng như có chính sách hỗ trợ vốn. Hướng đi này không chỉ tạo ra nguồn thu nhập kinh tế gia đình, tạo việc làm cho lao động nông thôn mà còn khôi phục nguồn lợi cá đồng.

16/01/2015