Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Nuôi Yến Đang Ngồi Trên Lửa

Dân Nuôi Yến Đang Ngồi Trên Lửa
Publish date: Saturday. May 10th, 2014

Cần Giờ lâu nay được xem như “thủ phủ nuôi yến” của TP.HCM, nhưng sau Thông tư 35 của Bộ NNPTNN về quản lý và quy hoạch nghề nuôi yến, dân nuôi yến ở Cần Giờ như đang “ngồi trên lửa”.

Đứng trên cầu Vàm Sát (xã Lý Nhơn) phóng tầm mắt xuống tổ 41 (ấp Lý Hòa Hiệp), chúng tôi đếm được 13 căn nhà yến mới xây dựng 2-3 năm nay. Giữa trưa, từng đàn yến quần thảo đen kịt cụm nhà yến này. Tiếng máy dẫn dụ yến xôn xao cả khu xóm.

Tuy nhiên, khi đi vào ấp 41, quang cảnh nhộn nhịp này không khỏa lấp được nỗi bất an của những người chủ nuôi yến. Anh Út Vân (Lê Văn Vân) – chủ một nhà yến mới xây, cũng là một nhà thầu xây dựng nhà yến ở Cần Giờ cho biết: “Tôi vừa mới xây xong nhà yến hết hơn 1 tỷ đồng. Nếu khu vực này không nằm trong khu quy hoạch nuôi yến sắp tới của huyện Cần Giờ thì gần như trắng tay, của cải mà bao năm vợ chồng tui dành dụm”.

Theo anh Út Vân, để có thể hòa vốn, người nuôi yến cần ít nhất thời gian 4-5 năm. Và nếu muốn kiếm lời một nhà yến 100m2, 4 sàn cần phải mất thời gian 7 năm để xây dựng đàn yến lên khoảng 12.000 con nhằm thu hoạch 6 - 7kg tổ yến/tháng.

Theo khảo sát của NTNN, hiện số nhà nuôi yến huyện Cần Giờ không ít hơn 250 căn, tập trung chủ yếu ở xã Tam Thôn Hiệp (200 căn), Lý Nhơn (30 căn), An Thới Đông (20 căn), chưa kể ở xã Bình Khánh, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh. Báo cáo của phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cho thấy, sản lượng tổ yến của toàn huyện năm 2013 là 2.715kg.

Tuy nhiên, theo Thông tư 35/2013 người dân phải xây dựng cơ sở nuôi chim yến phù hợp với quy hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện. Nhưng tới giờ UBND huyện Cần Giờ vẫn chưa có quy hoạch này.

Chị Trần Bạch Mai – một chủ nhà yến tại xã Lý Nhơn bày tỏ: “Tui không biết sắp tới nghề yến sẽ được quy hoạch như thế nào và không biết những nhà nuôi yến đã xây nhưng ngoài quy hoạch thì sẽ xử lý ra sao vì những ngôi nhà ấy khó chuyển đổi công năng”.

Theo ông Đặng Xuân Bình – Trưởng phòng Kinh tế huyện Cần Giờ, cho đến giờ thành phố mới chỉ có công văn hướng dẫn quản lý về nghề nuôi yến trên địa bàn thành phố. Huyện Cần Giờ đang khảo sát lại những hộ nuôi yến trên địa bàn để xây dựng kế hoạch sắp tới. Vì thế, dân vẫn phấp phỏng chờ, không hiểu nơi mình định xây nhà nuôi yến có nằm trong quy hoạch hay không.


Related news

Bắt Cá Leo “Khủng” Nặng 65kg Trên Sông Nha Mân Bắt Cá Leo “Khủng” Nặng 65kg Trên Sông Nha Mân

Loài cá leo to lớn, phàm ăn, ăn thịt động vật, sống trong các khu vực bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch. Đây là loài cá đẻ trứng vào mùa hè. Trong lưu vực sông Mê Kông, chúng di cư vào các sông suối nhỏ và vùng bị ngập lụt để sinh tồn.

Thursday. March 5th, 2015
Chuẩn Bị Xuất Khẩu Trái Vải Sang Mỹ, Úc Chuẩn Bị Xuất Khẩu Trái Vải Sang Mỹ, Úc

Theo thông tin từ Hiệp hội Rau quả VN, các công ty xuất khẩu trái cây ở phía Nam đang làm việc với các đối tác ở Bắc Giang để chuẩn bị xuất khẩu trái vải tươi sang thị trường Mỹ trong vụ vải năm nay, sau khi Mỹ cho phép nhập trái vải VN vào thị trường này (tháng 10-2014).

Thursday. March 5th, 2015
​Rộng Cửa Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gỗ ​Rộng Cửa Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gỗ

Dự kiến, hội chợ Vifa - Expo 2015 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 14-3 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM, với hơn 900 gian hàng (tăng gần 50% so với năm ngoái) của gần 200 doanh nghiệp tham gia.

Thursday. March 5th, 2015
Phát Triển Giống Rau, Hoa Việt Nam Phát Triển Giống Rau, Hoa Việt Nam

Trước thực trạng xuất khẩu rau quả của VN liên tục tăng trong những năm gần đây, đạt kim ngạch khoảng 1,5 tỉ USD năm 2014, nhưng có đến 80% giống rau đang phải nhập khẩu, TS Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều Úc, đang tích cực nghiên cứu và phát triển các giống rau, hoa để dần giảm sự phụ thuộc nguồn giống nước ngoài.

Thursday. March 5th, 2015
Nhiều Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững Ở Yên Thế Nhiều Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững Ở Yên Thế

Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, thôn Ngò 1, xã Đồng Kỳ như vui hơn. Mấy năm trước, không may ông Sơn mắc bệnh, sức khỏe suy giảm, gánh nặng cơm áo dồn cả lên vai người vợ tảo tần. Cuộc sống gia đình vì thế càng khó khăn. Ðược chính quyền địa phương tạo điều kiện vay vốn phát triển kinh tế, hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngoài chăn nuôi bò sinh sản, vợ chồng ông tận dụng diện tích ruộng sẵn có luân canh gối vụ lúa, củ đậu, khoai tây…

Friday. March 6th, 2015