Phế Phẩm Nông Nghiệp Giảm Thải Khí Nhà Kính

Trong năm 2011, cả nước SX gần 47 triệu tấn lương thực, trên 5 triệu tấn rau quả, 3,2 triệu tấn thịt lợn, 0,7 triệu tấn thịt gia cầm...
Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được, vấn đề môi trường nông nghiệp nông thôn cũng đang gây nhiều bức xúc. Theo tính toán, hoạt động SXNN phát thải trên 84,5 triệu tấn chất thải từ trồng trọt, 82,5 triệu tấn chất thải từ chăn nuôi trong đó chiếm 80% chất thải chăn nuôi và 90% chất thải trồng trọt chưa qua xử lý.
Từ đó đã gây phát thải tương đương 65,1 triệu tấn CO2, chiếm 43,1% tổng lượng KNK của cả nước. Trong đó nguồn phát thải chủ yếu là từ canh tác lúa nước, đốt phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi.
Để phát triển bền vững SXNN, thân thiện với môi trường, hướng tới nền nông nghiệp carbon thấp, Bộ NN- PTNT đã có nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường và giảm phát thải KNK như đề án giảm 20% phát thải KNK ngành nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020; chương trình bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp, nông thôn tới năm 2020.
Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin về hiện trạng, công nghệ, tiềm năng và thảo luận định hướng tái sử dụng phế phụ phẩm trồng trọt và chăn nuôi để vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa cải thiện độ phì đất, tăng năng suất cây trồng và giảm thiểu phát thải KNK.Trong năm 2011, cả nước SX gần 47 triệu tấn lương thực, trên 5 triệu tấn rau quả, 3,2 triệu tấn thịt lợn, 0,7 triệu tấn thịt gia cầm...
Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được, vấn đề môi trường nông nghiệp nông thôn cũng đang gây nhiều bức xúc. Theo tính toán, hoạt động SXNN phát thải trên 84,5 triệu tấn chất thải từ trồng trọt, 82,5 triệu tấn chất thải từ chăn nuôi trong đó chiếm 80% chất thải chăn nuôi và 90% chất thải trồng trọt chưa qua xử lý.
Từ đó đã gây phát thải tương đương 65,1 triệu tấn CO2, chiếm 43,1% tổng lượng KNK của cả nước. Trong đó nguồn phát thải chủ yếu là từ canh tác lúa nước, đốt phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi.
Để phát triển bền vững SXNN, thân thiện với môi trường, hướng tới nền nông nghiệp carbon thấp, Bộ NN- PTNT đã có nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường và giảm phát thải KNK như đề án giảm 20% phát thải KNK ngành nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020; chương trình bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp, nông thôn tới năm 2020.
Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin về hiện trạng, công nghệ, tiềm năng và thảo luận định hướng tái sử dụng phế phụ phẩm trồng trọt và chăn nuôi để vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa cải thiện độ phì đất, tăng năng suất cây trồng và giảm thiểu phát thải KNK.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khắc phục những hạn chế, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ phục vụ chế biến xuất khẩu, Tiền Giang đang đưa vào áp dụng thành công một số mô hình mới: Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ, nuôi tôm thẻ kết hợp cá rô phi, tôm + lúa... tại các vùng nuôi trọng điểm ven biển Gò Công.

Sau mỗi đêm ra khơi đánh bắt, ngư dân có thu nhập vài triệu đồng. Những ngày gần đây, nhiều ngư dân đánh bắt gần bờ xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục trúng mực cơm.

Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ khuyến cáo bà con giảm dần diện tích trồng hành ở mức độ hợp lý để đảm bảo cung cầu. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, trước thực trạng sản phẩm hành tím Vĩnh Châu gặp khó khăn đầu ra trong 2 niên vụ liên tiếp gần đây nhất, tỉnh sẽ có kế hoạch tổ chức lại sản xuất vùng này trong các niên vụ sắp tới.

Những ngày qua, hàng trăm nông dân ở xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười” khi mà khoảng 60 ha ớt hiểm được trồng trong vụ ớt năm nay cho hoa nhiều hơn trái!

Xuất phát từ nhu cầu trồng trọt bằng giống cây sạch bệnh, chất lượng cao nên việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật cung cấp cho nông dân đang trở thành xu hướng phát triển ở nhiều tỉnh, thành. Tại Bình Thuận, Trung tâm Thông tin & Ứng dụng KHCN Bình Thuận (Sở Khoa học - Công nghệ) hiện là đơn vị đi đầu và làm chủ công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật.