Dalat Hasfarm xuất khẩu hoa sang Nga

Trước đó, thị trường này chủ yếu nhập khẩu hoa từ các quốc gia châu Âu như Hà Lan, Ba Lan…
Nhưng quan hệ căng thẳng giữa Nga với các nước này trong thời gian gần đây đã khiến các doanh nghiệp Nga chuyển hướng sang một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Theo đại diện của Dalat Hasfarm, so với các nước khác ở châu Âu, thị trường Nga dễ tính hơn, người tiêu dùng Nga không đòi hỏi chất lượng hàng hóa quá cao, vì vậy, việc xuất khẩu sang đây càng diễn ra thuận lợi.
Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan chính thức được ký kết hồi tháng 5 vừa qua cũng đã giúp công ty tiếp cận được thị trường này dễ dàng hơn.
Hiện Dalat Hasfarm đã xuất khẩu hoa qua 10 thị trường, trong đó nhiều nhất là Nhật, Đài Loan, New Zealand,… Sản lượng xuất khẩu của đơn vị này chiếm đến 60% trong tổng số lượng 120 triệu cành hoa thu hoạch được mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.

Với hơn 40 loại rau, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha/vụ, sản lượng gần 600 nghìn tấn/năm, nhưng hiện vẫn thiếu hơn 350 nghìn tấn rau/năm so với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Để không phải nhập rau an toàn từ các địa phương khác đang trở thành mục tiêu phấn đấu của các hợp tác xã, các hộ nông dân trồng rau ở Hà Nội hiện nay.

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.

Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.