Đại Gia Nuôi Heo Nái Miệt Vườn
Với kinh nghiệm hàng chục năm nuôi heo, chị Hoàng thấy nuôi heo nái lợi nhuận cao hơn nuôi heo thịt. Nuôi số lượng càng nhiều lợi nhuận càng cao. Được chồng khuyến khích, tạo điều kiện, chị tham dự các lớp học nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật chăn nuôi thú y và đi tham quan các mô hình nuôi heo nái quy mô trang trại. Có kiến thức, năm 2002 vợ chồng chị huy động gần 8 tỷ đồng thiết kế chuồng nuôi, xây 4 hầm biogas (tổng dung tích 140m3).
Cùng với làm hạ tầng, vợ chồng chị tiếp cận với các doanh nghiệp ký kết cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm. Đưa chúng tôi ra thăm khu chăn nuôi, ngắm những con heo giống chuẩn bị xuất bán, chị Hoàng cho biết: “Tổng kết cả năm, trang trại của tôi cung ứng được 8.000 con heo giống, nhờ đầu ra ổn định nên doanh thu trên 12 tỷ đồng”.
Hỏi bí quyết nuôi heo sinh sản cho lợi nhuận cao, chị Hoàng đặt lên bàn lịch tiêm phòng các loại vaccin ngay từ khi heo mẹ mang thai. “Lịch tiêm phòng cho heo mẹ khi mang thai và heo con trước khi xuất chuồng có cán bộ thú y tư vấn, quan trọng người nuôi phải có trình độ quản lý vật nuôi. Cùng với đó, chăm lo tinh thần, sức khỏe, thu nhập cho người lao động là yếu tố góp phần tạo thành công của trang trại” - chị Hoàng chia sẻ.
Trang trại của chị hiện có 12 lao động được phân công hợp lý: 3 công nhân vệ sinh, lương tháng 3 triệu đồng/người, 1 trưởng trại, lương 7 triệu đồng, số còn lại quản lý vaccin, phân phối khẩu phần ăn cho heo mẹ, heo con, lương 5 triệu đồng/người/tháng. Người lao động được bao ăn ngày 3 bữa, quần áo bảo hộ lao động, cuối năm có tháng lương thứ 13.
Hỏi chuyện chị được ra thủ đô dự Hội nghị ND SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV sắp tới, chị Hoàng tâm sự: “Tôi rất mừng khi được đại diện cho các hộ ND SXKD giỏi của huyện Chợ Gạo và tỉnh Tiền Giang về Hà Nội dự hội nghị. Đây là dịp để tôi chia sẻ kinh nghiệm nuôi heo của mình và học hỏi kinh nghiệm làm ăn của ND các tỉnh bạn...”.
Có thể bạn quan tâm
Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.
Diện tích đã trồng thêm tập trung ở các xã Yên Thượng, Tây Phong, Nam Phong, Thu Phong và Tân Phong. Toàn huyện hiện có 1.120 ha, trong đó gần 548 ha cam, quýt đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng cả vụ đạt trên 16.000 tấn, giá trị bình quân đạt từ 600 - 750 triệu đồng/ha.
Vào trung tuần tháng 11/2014, anh Lê Văn Điền, ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa (Trà Vinh) thu hoạch 3 công cây hành tím, năng suất chưa đầy 1 tấn/công (một công là 1.000 m2), với giá bán 11.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh Điền thu về lợi nhuận hơn 16 triệu đồng.
Theo đó, hiện thương lái mua tại vườn, dừa xiêm 30.000 đ/chục, dừa ta (khô) 70.000 đ/chục. Trong khi đó, nếu nông dân tự hái đem đến vựa hoặc bỏ mối cho quán nước giải khát thì giá cao hơn: dừa xiêm 50.000 đ/chục, dừa khô 100.000 đ/chục. Theo cô Nga, với 150 gốc dừa xiêm và dừa ta hiện cho thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, trong những năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất phát triển mạnh, được nông dân Khu phố 2, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng nuôi rất nhiều, trong số đó có hộ bà Phạm Thị Ém (số nhà 196 - đường Nguyễn Biểu) - một xã viên Hợp tác xã nuôi cá Thắng Lợi là một điển hình.