Đại Gia Nuôi Heo Nái Miệt Vườn
Với kinh nghiệm hàng chục năm nuôi heo, chị Hoàng thấy nuôi heo nái lợi nhuận cao hơn nuôi heo thịt. Nuôi số lượng càng nhiều lợi nhuận càng cao. Được chồng khuyến khích, tạo điều kiện, chị tham dự các lớp học nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật chăn nuôi thú y và đi tham quan các mô hình nuôi heo nái quy mô trang trại. Có kiến thức, năm 2002 vợ chồng chị huy động gần 8 tỷ đồng thiết kế chuồng nuôi, xây 4 hầm biogas (tổng dung tích 140m3).
Cùng với làm hạ tầng, vợ chồng chị tiếp cận với các doanh nghiệp ký kết cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm. Đưa chúng tôi ra thăm khu chăn nuôi, ngắm những con heo giống chuẩn bị xuất bán, chị Hoàng cho biết: “Tổng kết cả năm, trang trại của tôi cung ứng được 8.000 con heo giống, nhờ đầu ra ổn định nên doanh thu trên 12 tỷ đồng”.
Hỏi bí quyết nuôi heo sinh sản cho lợi nhuận cao, chị Hoàng đặt lên bàn lịch tiêm phòng các loại vaccin ngay từ khi heo mẹ mang thai. “Lịch tiêm phòng cho heo mẹ khi mang thai và heo con trước khi xuất chuồng có cán bộ thú y tư vấn, quan trọng người nuôi phải có trình độ quản lý vật nuôi. Cùng với đó, chăm lo tinh thần, sức khỏe, thu nhập cho người lao động là yếu tố góp phần tạo thành công của trang trại” - chị Hoàng chia sẻ.
Trang trại của chị hiện có 12 lao động được phân công hợp lý: 3 công nhân vệ sinh, lương tháng 3 triệu đồng/người, 1 trưởng trại, lương 7 triệu đồng, số còn lại quản lý vaccin, phân phối khẩu phần ăn cho heo mẹ, heo con, lương 5 triệu đồng/người/tháng. Người lao động được bao ăn ngày 3 bữa, quần áo bảo hộ lao động, cuối năm có tháng lương thứ 13.
Hỏi chuyện chị được ra thủ đô dự Hội nghị ND SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV sắp tới, chị Hoàng tâm sự: “Tôi rất mừng khi được đại diện cho các hộ ND SXKD giỏi của huyện Chợ Gạo và tỉnh Tiền Giang về Hà Nội dự hội nghị. Đây là dịp để tôi chia sẻ kinh nghiệm nuôi heo của mình và học hỏi kinh nghiệm làm ăn của ND các tỉnh bạn...”.
Related news
An Thủy (Ba Tri) và Bình Thắng (Bình Đại) được xem là 2 làng nghề thủy sản đặc trưng của Bến Tre. Hàng năm, một lượng lớn sản phẩm thủy sản được sản xuất và bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, nhưng giá trị kinh tế lại không cao. Một trong những nguyên nhân chính là hầu hết sản phẩm của làng nghề được bán đại trà, không có thương hiệu riêng.
Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand”, tháng 8 năm 2013, Sở KH-CN đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật phát triển mô hình nuôi thỏ cho gia đình chị Đỗ Thị Thảo, ở khu phố 3, thị trấn Nga Sơn (Thánh Hóa).
Theo kế hoạch dự án, đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng từ 4.700 con lên 17.800 con, sản lượng sữa từ 6.000 tấn/năm hiện nay lên 23.000 tấn/năm. Để có kết quả như vậy, không chỉ ở các vùng trọng điểm, các địa phương khác cũng sẽ phát triển mô hình này và huyện Long Phú là vùng rất có tiềm năng.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong 82 trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh có đến 53 trại chăn nuôi gia công; số lượng chăn nuôi theo quy mô trang trại chiếm khoảng 51% (với số lượng trên 1,6 triệu con) trong tổng số đàn gia cầm của tỉnh.
Lộc Ninh (Bình Phước) hiện có 3.648 ha tiêu, chiếm khoảng 30% diện tích, gần 40% sản lượng của cả tỉnh. Theo kế hoạch, trong năm 2014, năng suất vườn tiêu ở Lộc Ninh đạt khoảng 32,25 tạ/ha. Để hoàn thành kế hoạch sản lượng 10.929 tấn, Lộc Ninh đang thực hiện ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nhất là trong thời điểm hiện nay - thời kỳ các vườn tiêu đang ra hoa, đậu trái.