Đại Biểu Kiến Nghị Sớm Có Sàn Giao Dịch Điện Tử Cho Nông Sản
Theo đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk), có sàn giao dịch điện tử, nông sản Việt Nam sẽ khẳng định được trên trường thế giới.
Đề cập vấn đề sử dụng công nghiệp thông tin cho lĩnh vực nông nghiệp, nông sản của Việt Nam ra trường thế giới, giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam vững mạnh, nông dân không bị rơi vào tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa như hiện nay. Đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) lấy làm ngạc nhiên bởi tại sao ta không đặt ra những định chế để phát triển sàn giao dịch nông sản đúng nghĩa như các nước trên thế giới đã làm hàng trăm năm qua.
Đại biểu Nguyễn Thị Huệ phân tích, Việt Nam hiện đang đứng nhất nhì thế giới về xuất khẩu các mặt hàng nông sản có giá trị cao. Đưa ra 3 loại nông sản tiêu biểu và quan trọng nhất: hồ tiêu, gạo và cà phê đại biểu cho rằng có thể hình dung được con số 6,3 tỷ USD do người nông dân mang lại, lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay cũng không nhỏ trên thương trường thế giới tuy nhiên trừ hồ tiêu, những năm qua, người nông dân đã phần nào quyết định được giá cả hợp lý cho sản phẩm của mình, còn lại gạo và cà phê cùng nhiều mặt hàng nông sản khác vẫn nằm trong thế bấp bênh.
Đại biểu Nguyễn Thị Huệ cho rằng “bấp bênh không chỉ do thiếu tính ổn định giá cả từ bên ngoài thị trường mà còn do các định chế của chúng ta”. Trên thị trường hiện nay, chúng ta đang thừa những quy định mang tính tự trói buộc nhưng thiếu những biện pháp hỗ trợ người nông dân tham gia và quyết định thành quả của họ.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Huệ, truyền thông đã phản ánh nhiều lần về việc tạo cơ chế cho sự độc quyền xuất khẩu phát triển nhưng chưa có biện pháp khả dĩ nào khống chế điều này. Người nông dân chưa hề có niềm vui được mùa bởi họ biết trước mắt họ là nguy cơ bị ép giá.
Trong quá khứ ta đã từng có sàn giao dịch bình phước, sàn giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột, trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ nhưng tất cả đều nhanh chóng chết yểu mặc dù nhà nước đã đầu tư số tiền hàng trăm tỷ đồng vào đó. Nhiều ý kiến cho rằng nông dân không mặn mà với cách thức mua bán của sàn giao dịch bởi họ chỉ biết và quen với cách thức giao dịch truyền thống.
Đại biểu Huệ nhấn mạnh, lý do duy nhất là chúng ta chưa tạo ra đúng những định chế theo cơ chế thị trường, nhiều sàn giao dịch bị trói buộc với những quy định rất lạ với thông lệ quốc tế khiến chúng ta khó hòa nhập.
Đại biểu cho rằng đã đến lúc tìm kiếm những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực sàn giao dịch để tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền ban hành những quy định phù hợp. Chưa làm được điều này, theo đại biểu, người nông dân chưa thể có một chỗ đứng minh bạch tham gia định đoạt công khai giá cả cho sản phẩm của mình; còn bằng lòng với những cách làm truyền thống, áp đặt định hướng của riêng mình lên trên quy luật chung của thị trường khi đó vẫn còn những vấn nạn độc quyền trong các chợ cũ quỹ trong khi các nước láng giềng đã thay đổi hàng chục năm qua, điều đó cũng hạn chế rất lớn sự hòa nhập vào thị trường chung của thế giới.
Chúng ta tự hào về xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới nhưng thực chất giá trị lợi nhuận mang lại không lớn; người nông dân làm ra những mặt hàng nông sản còn gặp nhiều khó khăn; tham gia kết nối cung cầu yếu kém thì việc đứng đầu thế giới không có ý nghĩa gì. Đại biểu mong muốn sàn giao dịch nông sản điện tử của Việt Nam có chất lượng sẽ sớm ra đời để nông sản Việt Nam được phát triển và khẳng định trên trường thế giới, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thương mại thời kỳ mới.
Có thể bạn quan tâm
Với quy mô kinh tế gia đình, nông dân nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức nuôi trồng và chế biến thủy sản theo hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư đồng vốn trong điều kiện có được, tận dụng ngày công lao động… tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, vừa giúp ích việc làm cho số đông hộ nghèo ở xóm, ấp, vừa có khả năng nhân rộng trên địa bàn dân cư và phát triển mạnh ở nông thôn.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập bền vững với chỉ tiêu đến năm 2020 diện tích nuôi trồng đạt 1 triệu ha mặt nước, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2,5 triệu tấn, trong đó có 450.000 tấn tôm.
Nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn do các DN, hộ nuôi sử dụng các thiết bị lạc hậu, không có tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL).
Từ đầu tháng 7.2013 đến nay, người nuôi tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) phấn khởi vì giá sản phẩm liên tục tăng. Do dịch bệnh tôm, giá con giống và thức ăn tăng nên mức lãi không được như mong muốn, nhưng người nuôi tôm vẫn an tâm sản xuất.
Toàn tỉnh Cà Mau đã có trên chín nghìn ha các loại hình tôm nuôi bị dịch bệnh chết trắng trong vài tháng qua; trong đó có 833 ha diện tích tôm nuôi công nghiệp. Dịch bệnh thường gặp trên tôm nuôi như đốm trắng, đỏ thân, gan tụy và đến nay vẫn chưa có cách phòng trừ, chữa trị dịch bệnh này.