Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đại Biểu Kiến Nghị Sớm Có Sàn Giao Dịch Điện Tử Cho Nông Sản

Đại Biểu Kiến Nghị Sớm Có Sàn Giao Dịch Điện Tử Cho Nông Sản
Publish date: Wednesday. November 5th, 2014

Theo đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk), có sàn giao dịch điện tử, nông sản Việt Nam sẽ khẳng định được trên trường thế giới.

Đề cập vấn đề sử dụng công nghiệp thông tin cho lĩnh vực nông nghiệp, nông sản của Việt Nam ra trường thế giới, giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam vững mạnh, nông dân không bị rơi vào tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa như hiện nay. Đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) lấy làm ngạc nhiên bởi tại sao ta không đặt ra những định chế để phát triển sàn giao dịch nông sản đúng nghĩa như các nước trên thế giới đã làm hàng trăm năm qua.

Đại biểu Nguyễn Thị Huệ phân tích, Việt Nam hiện đang đứng nhất nhì thế giới về xuất khẩu các mặt hàng nông sản có giá trị cao. Đưa ra 3 loại nông sản tiêu biểu và quan trọng nhất: hồ tiêu, gạo và cà phê đại biểu cho rằng có thể hình dung được con số 6,3 tỷ USD do người nông dân mang lại, lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay cũng không nhỏ trên thương trường thế giới tuy nhiên trừ hồ tiêu, những năm qua, người nông dân đã phần nào quyết định được giá cả hợp lý cho sản phẩm của mình, còn lại gạo và cà phê cùng nhiều mặt hàng nông sản khác vẫn nằm trong thế bấp bênh.

Đại biểu Nguyễn Thị Huệ cho rằng “bấp bênh không chỉ do thiếu tính ổn định giá cả từ bên ngoài thị trường mà còn do các định chế của chúng ta”. Trên thị trường hiện nay, chúng ta đang thừa những quy định mang tính tự trói buộc nhưng thiếu những biện pháp hỗ trợ người nông dân tham gia và quyết định thành quả của họ.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Huệ, truyền thông đã phản ánh nhiều lần về việc tạo cơ chế cho sự độc quyền xuất khẩu phát triển nhưng chưa có biện pháp khả dĩ nào khống chế điều này. Người nông dân chưa hề có niềm vui được mùa bởi họ biết trước mắt họ là nguy cơ bị ép giá.

Trong quá khứ ta đã từng có sàn giao dịch bình phước, sàn giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột, trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ nhưng tất cả đều nhanh chóng chết yểu mặc dù nhà nước đã đầu tư số tiền hàng trăm tỷ đồng vào đó. Nhiều ý kiến cho rằng nông dân không mặn mà với cách thức mua bán của sàn giao dịch bởi họ chỉ biết và quen với cách thức giao dịch truyền thống.

Đại biểu Huệ nhấn mạnh, lý do duy nhất là chúng ta chưa tạo ra đúng những định chế theo cơ chế thị trường, nhiều sàn giao dịch bị trói buộc với những quy định rất lạ với thông lệ quốc tế khiến chúng ta khó hòa nhập.

Đại biểu cho rằng đã đến lúc tìm kiếm những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực sàn giao dịch để tư vấn cho cơ quan có thẩm quyền ban hành những quy định phù hợp. Chưa làm được điều này, theo đại biểu, người nông dân chưa thể có một chỗ đứng minh bạch tham gia định đoạt công khai giá cả cho sản phẩm của mình; còn bằng lòng với những cách làm truyền thống, áp đặt định hướng của riêng mình lên trên quy luật chung của thị trường khi đó vẫn còn những vấn nạn độc quyền trong các chợ cũ quỹ trong khi các nước láng giềng đã thay đổi hàng chục năm qua, điều đó cũng hạn chế rất lớn sự hòa nhập vào thị trường chung của thế giới.

Chúng ta tự hào về xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới nhưng thực chất giá trị lợi nhuận mang lại không lớn; người nông dân làm ra những mặt hàng nông sản còn gặp nhiều khó khăn; tham gia kết nối cung cầu yếu kém thì việc đứng đầu thế giới không có ý nghĩa gì. Đại biểu mong muốn sàn giao dịch nông sản điện tử của Việt Nam có chất lượng sẽ sớm ra đời để nông sản Việt Nam được phát triển và khẳng định trên trường thế giới, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thương mại thời kỳ mới.


Related news

“Vua Tôm” Võ Hồng Ngoãn Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Từ Bã Mía “Vua Tôm” Võ Hồng Ngoãn Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Từ Bã Mía

Do đó, cái khó của người nuôi tôm là càng nuôi lâu trên một diện tích đất thì sẽ càng tăng chi phí và tỷ lệ thành công giảm xuống. Đã có nhiều nông dân phải bỏ ao một thời gian dài hoặc tìm một mô hình khác thay thế cho con tôm công nghiệp

Monday. August 4th, 2014
Chặn Cửa Thương Lái Trung Quốc 'Gom' Tôm Chặn Cửa Thương Lái Trung Quốc 'Gom' Tôm

Cùng thời điểm này năm ngoái, các nhà máy chế biến tôm ở đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng vì mất nguyên liệu vào tay Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày, có tới trên dưới 300 tấn tôm nguyên liệu bị mua gom chở về Trung Quốc. Nay thì khác, nhà máy vẫn chạy phà phà, còn những ông chủ của nó vẫn có thể thoải mái nhâm nhi ly cà phê, tám chuyện.

Saturday. July 19th, 2014
Nhắm Mắt Tìm Vận May Nghịch Lý Vùng Nuôi Nhắm Mắt Tìm Vận May Nghịch Lý Vùng Nuôi

Không thể phủ nhận hiệu quả của việc nuôi tôm: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi. Nhưng với kiểu “mạnh ai nấy đào ao thả tôm” như hiện nay đã khiến rủi ro gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, dân sinh. Có điều không biết vô tình hay hữu ý mà người dân bỏ qua điều này, cứ nhắm mắt theo con tôm để tìm vận may...

Monday. August 4th, 2014
Cà Phê Buôn Ma Thuột Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Ở EU Cà Phê Buôn Ma Thuột Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Ở EU

Trước đó, cùng với thành công trong việc yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mà một doanh nghiệp đăng ký độc quyền tại nước này, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Saturday. July 19th, 2014
Khánh Hòa Hợp Tác Với Nhật Bản Khai Thác Cá Ngừ Khánh Hòa Hợp Tác Với Nhật Bản Khai Thác Cá Ngừ

Ngày (2/8), tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yanmar (Nhật Bản) phối hợp với Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy thuộc Trường Đại học Nha Trang khánh thành tàu khảo sát và huấn luyện bằng vật liệu composite Yanmar, đồng thời giới thiệu chương trình hợp tác với ngư dân để nâng cao chất lượng cá ngừ.

Monday. August 4th, 2014