Lên phương án chống hạn
Kết thúc vụ ĐX 2014-2015, mực nước trung bình trên các sông ở Phú Yên thấp hơn trung bình nhiều năm. Mực nước hồ chứa Phú Xuân chỉ còn 33,91/36,50m; Đồng Tròn 30,50/35,50m; Hóc Răm 23,04/23,20m; Kỳ Châu 140,02/141,1m; Xuân Bình 73,88/75,80m.
Hồ chứa nước thủy điện Sông Hinh 203,66/209m, hồ chứa thủy điện Sông Ba Hạ 102,6/105m. Các hồ chứa nước vừa và nhỏ khác trên địa bàn mực nước cũng hạ thấp hơn thiết kế và lưu lượng nước về đầu mối công trình đập dâng thấp hơn năm trước.
Nếu thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa tiểu mãn ít, nguồn nước không được cải thiện thì trong thời gian tới nguy cơ hạn hán sẽ xảy ra. Vì vậy kế hoạch cắt giảm diện tích tưới, triển khai bơm chống hạn; các trạm bơm tăng ca, bơm vượt định mức và tập trung nạo vét kênh mương nội đồng được ngành nông nghiệp tỉnh lên phương án cụ thể.
Ông Huỳnh Dục, Trưởng phòng Quản lý nước và công trình (Cty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam) cho biết: Thực hiện theo kế hoạch tưới được xây dựng, Cty sẽ điều tiết nước tiết kiệm ngay từ đầu vụ để dành nước cho cuối vụ đảm bảo nguồn nước được thông suốt trong toàn hệ thống. Tuy nhiên trước khi mở nước phục vụ SX cho vụ HT sắp tới, từ ngày 20/4, Cty đã đóng nước tất cả hệ thống kênh; đồng thời kiểm tra toàn hệ thống, tu sửa, nạo vét từng tuyến.
Ngoài ra, Cty còn tổ chức cho công nhân ở các trạm thủy nông nạo vét, phát dọn bờ kênh, đảm bảo dòng chảy thông suốt ổn định trên toàn hệ thống kênh tưới. “Để thực hiện tốt việc cấp nước, phục vụ SXNN cho 18.266 ha lúa HT, chúng tôi đã lập phương án chống hạn, đặc biệt chú trọng đến các vùng SX ở cuối nguồn nước.
Ông Huỳnh Dục cho biết, Cty đã lập dự trù kinh phí chống hạn vụ HT trong toàn hệ thống với số tiền trên 6,7 tỷ đồng. Dự kiến vào ngày 15/5 tới sẽ mở nước hệ thống thủy nông đập Đồng Nam để phục vụ bà con tiến hành gieo sạ vụ HT. |
Cụ thể, ở kênh bắc, nếu xảy ra hạn sẽ vận hành 6 máy bơm tại Trạm bơm Hòa Định Đông, bơm nước từ sông Ba tiếp cho kênh chính để chống hạn cho các xã Hòa An, Hòa Trị (Phú Hòa), Hòa Kiến, Bình Kiến, Bình Ngọc, phường 9 (TP Tuy Hòa) và một phần diện tích ở huyện Tuy An.
Còn ở kênh nam, tại Trạm bơm Đồng Bò đã chuẩn bị 5 máy bơm, khi khô hạn sẽ bơm nước từ sông Đồng Bò để chống hạn cho các xứ đồng cuối kênh. Trạm bơm chống hạn Hòa Mỹ Đông hiện có 3 máy bơm, sẽ phục vụ bơm nước từ bàu Hương bổ sung cho kênh N2 chống hạn cho lúa ở xã Hòa Đồng và Hòa Mỹ Đông (Tây Hòa)”, ông Dục chia sẻ.
Còn ông Vương Tấn An, PGĐ Cty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam cho biết, bên cạnh việc việc lên phương án chống hạn cụ thể cho từng xứ đồng, đơn vị còn thống kê những khu đồng cuối kênh tưới, không có nguồn nước bổ sung và thường xuyên bị hạn nặng trong các vụ mùa trước để phối hợp với các địa phương vận động người dân chuyển đổi cây trồng.
Điển hình như cánh đồng Bầu Ngựa, xã An Phú (TP Tuy Hòa) cần chuyển đổi 13 ha lúa ở khu vực gò cao và đồng Gò Chợ xã Hòa Vinh (Đông Hòa) chuyển đổi 12 ha và một số diện tích gò cao ở xã Bình Ngọc (TP Tuy Hòa).
“Chúng tôi kiến nghị tỉnh làm việc với Tập đoàn Điện lực VN yêu cầu 2 nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ và Sông Hinh liên tục xả nước về đầu mối Đồng Cam với lưu lượng từ 35 - 40 m3/s để cấp nước tưới cho hệ thống sử dụng nước sau thủy điện. Đồng thời đề nghị Bộ NN-PTNT cấp kinh phí để Cty chủ động công tác chống hạn”, ông An nói.
Có thể bạn quan tâm
Gần 12 năm lập nghiệp trên vùng đất khó, bằng ý chí và nghị lực, vợ chồng anh Nguyễn Quang Trường (32 tuổi) và chị Mai Thị Ngoan (31 tuổi), trú ấp 3, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã là chủ một mô hình kinh tế tổng hợp với 3 ha cao su, điều, kết hợp chăn nuôi thỏ cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Theo chỉ đạo của UBND huyện Đạ Tẻh, để mở rộng mô hình thâm canh điều đúng kỹ thuật, vừa qua, Trung tâm Nông nghiệp huyện đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật thâm canh vườn điều cho các hộ dân tại 7 xã trong huyện là Đạ Lây, Hương Lâm, Mỹ Đức, Quốc Oai, Quảng Trị, Triệu Hải và Đạ Pal. Dự kiến trong thời gian tới, diện tích điều thâm canh của huyện Đạ Tẻh sẽ được tiếp tục mở rộng.
Những lĩnh vực sẽ phát triển sau cây macadamia có thể kể tới là: Sản xuất cây giống, thiết bị trồng, chế biến, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các dịch vụ nông nghiệp cho cây macadamia,… Tổng giá trị các lĩnh vực sau cây macadamia sẽ lớn gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần giá trị về nguyên liệu của ngành trồng trọt cây macadamia mang lại.
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đứng đầu sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt với 18 ngàn tấn, canh tác hơn 73ha được cấp Chứng nhận VietGAP.
Ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) cho biết, doanh nghiệp đã làm việc với Công ty TNHH Target (Đức) có trụ sở chính ở Thái Lan để hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu điều sạch tại Đồng Nai.