Đã Xuất Khẩu Gần 2,34 Triệu Tấn Gạo
Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 5 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,34 triệu tấn gạo, giảm 16% so với khoảng 2,8 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 5, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 585.536 tấn gạo, giảm 10% so với 648.359 tấn gạo xuất khẩu hồi tháng 5 năm 2013, tuy nhiên, tăng khoảng 9% so với 537.094 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4/2014.
Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ngành gạo, chiếm 68% tổng lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm tới nay. Trong đó, Trung Quốc là người mua lớn nhất. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc phụ thuộc gạo Việt Nam bởi giá gạo Thái Lan cao hơn, bên cạnh đó, thủ tục nhập khẩu gạo từ Việt Nam đơn giản hơn. Hiện, xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đang diễn ra sôi động và có chiều hướng gia tăng so với xuất khẩu chính ngạch. Thị trường lớn thứ hai là Châu Phi chiếm 15%.
Trong một diễn biến khác, hai Tổng công ty Lương thực Việt Nam đang có kế hoạch đàm phán thay đổi thời gian giao hàng với Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cho 800.000 tấn gạo trúng thầu hồi tháng 4/2014.
Theo lịch trình, Việt Nam phải cung cấp cho Philippines 800.000 tấn gạo trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8/2014. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn cho việc tìm kiếm lượng gạo được giao bởi giá quá thấp và nhiều điều kiện kèm theo. Nếu vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị phạt 3 USD/tấn cho 1% và 30 USD/tấn cho 10% lượng gạo vỡ hợp đồng.
Trong khi đó, giá gạo trong nước đang tiếp tục giảm mạnh do nguồn cung từ vụ hè thu đang tăng lên ở ĐBSCL. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã mua lúa với giá 6,6 triệu đồng/tấn vào 2 tuần trước, giá giảm xuống 4,2 triệu đồng trong tuần trước và chỉ còn 4 triệu đồng trong tuần này.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin từ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bảo Thắng (Lào Cai), đến thời điểm này, dịch sâu ong ăn lá cây lâm nghiệp (chủ yếu là ăn lá cây mỡ) tại địa phương đã hoàn toàn được khống chế.
Từ tháng 3, vợ chồng chị Dung, Quảng Ninh đã thu gom mua quả thanh mai (dâu rừng) của một số người dân địa phương để bán buôn cho một số đầu mối trong tỉnh. Anh còn lên một số diễn đàn rao bán mặt hàng này nhằm mở rộng thị trường ra một số tỉnh khác.
Ở miền Nam, cây đậu phộng (lạc) trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, Trà Vinh, An Giang…. Sản phẩm đậu phộng ngoài quả (củ), còn tận dụng thân lá ủ làm phân hữu cơ, hoặc làm thức ăn cho gia súc.
Việc ký kết đưa mặt hàng này về tiêu thụ tại Hà Nội đã khiến hàng nghìn hộ chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, đến nay không ít hộ nuôi đã phải cầm cố sổ đỏ, nợ ngân hàng chồng chất, vì thua lỗ.
Gần đây, việc bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, An Giang nói riêng đã khiến cho chính quyền và các nhà chuyên môn vô cùng lo lắng, bởi đi liền với hiệu quả kinh tế thì có không ít rủi ro với đối tượng nuôi mới này.