Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nữ Tướng Trồng Rau Thủy Canh

Nữ Tướng Trồng Rau Thủy Canh
Ngày đăng: 14/08/2013

Tuy là phận nữ nhi, nhưng chị Đoàn Thị Hoa (36 tuổi) ở khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, không kém cánh mày râu, đã năng động, mày mò xây dựng mô hình trồng rau thủy canh, để hàng tháng thu lãi từ rau cải khoảng 15 triệu đồng.

Chị Hoa cho biết, năm 2010, chị tự mua ống nhựa, tấm cách nhiệt, lắp đặt dàn ống, thử nghiệm trồng rau trên diện tích 100m2. Vừa làm vừa nghiên cứu thêm tài liệu, vừa bổ sung những chỗ khiếm khuyết, sau hơn 1 năm chị đã hoàn chỉnh được hệ thống trồng rau thủy canh của mình. Sau khi trồng thử nghiệm thành công, đầu năm 2012, chị Hoa phát triển diện tích lên 2.000m2 và tung bán rau ra thị trường. Hàng ngày đều có người đến thu mua tại vườn với số lượng nhất định, nên đầu ra khá ổn định. Để đảm bảo đầu ra hàng ngày, chị Hoa trồng theo kiểu cuốn chiếu, mỗi ngày chỉ thu hoạch 100kg rau, thu hoạch tới đâu, trồng lại tới đó.

Hiện nay, giá mỗi kg rau khoảng 15.000 - 17.000 đồng, sau khi trừ hết các chi phí, chị còn lãi từ 400.000 - 500.000 đồng/ngày. “Hiện mình đang lập dự án vay theo nguồn vốn ưu đãi của UBND TP.HCM, thông qua Hội Nông dân để phát triển thêm 17ha trồng rau thủy canh tại huyện Củ Chi, nhằm có nguồn hàng giao cho các siêu thị” - chị Hoa thông tin. Hiện chị đã thành lập được câu lạc bộ trồng rau thủy canh ở thành phố, có trên 100 hội viên tham gia. Các hộ này chủ yếu trồng trên sân thượng, để đảm bảo nguồn rau sạch sử dụng trong gia đình.

Ông Lê Văn Đức - Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Hiệp Bình Chánh cho biết, mô hình trồng rau thủy canh của chị Hoa hay và phù hợp với chủ trương chuyển đổi nông nghiệp theo hướng đô thị của thành phố, cần được nhân rộng trong vùng. Hiện Hội đang giúp chị lập dự án vay vốn phát triển thêm diện tích trồng, nhằm đảm bảo thêm một nguồn rau sạch cho người dân thành phố.


Có thể bạn quan tâm

Cá Linh Đầu Mùa Cá Linh Đầu Mùa

Cuối tháng 6 âm lịch, cá linh theo con nước tràn về vùng đầu nguồn An Phú. Chẳng biết quá trình sinh sản của loài cá này bắt nguồn từ đâu nhưng khi về đến xã biên giới Vĩnh Hội Đông thì chúng đã to bằng đầu đũa ăn. Từ xưa, người dân vùng lũ không dùng từ “nhỏ” để gọi những con cá linh còn bé xíu, thay vào đó họ dùng từ “non”. Đây là cách gọi đã thành thói quen và cá linh non trở thành món ngon được nhiều người tìm mua khi chúng vừa xuất hiện tại các chợ.

11/08/2014
Cá Cơm Khô Mũi Né (Phan Thiết) Cơ Hội Để Vào Sâu Thị Trường Hàn Quốc Cá Cơm Khô Mũi Né (Phan Thiết) Cơ Hội Để Vào Sâu Thị Trường Hàn Quốc

Nhưng cá cơm Mũi Né vẫn được nhiều người ưa thích. Nhiều năm nay, cá cơm khô Mũi Né không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất qua Trung Quốc, Đài Loan… Gần đây, một số thương nhân Hàn Quốc sang tận Phan Thiết đặt vấn đề mua cá cơm Mũi Né.

11/08/2014
Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Nuôi Ếch Lai Kết Hợp Cá Trê Vàng Mỗi Hộ Lãi 4 Triệu Đồng Huyện Phước Long (Bạc Liêu) Nuôi Ếch Lai Kết Hợp Cá Trê Vàng Mỗi Hộ Lãi 4 Triệu Đồng

Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao khoa học - kỹ thuật huyện Phước Long (Bạc Liêu) vừa tổ chức hội thảo tổng kết mô hình nuôi ếch lai kết hợp nuôi cá trê vàng trong mùng lưới. Mô hình thực hiện thí điểm tại 2 xã Vĩnh Phú Đông và Hưng Phú.

12/08/2014
Cá Sặt Bướm Nhỏ Mà Lợi Ích Không Nhỏ! Cá Sặt Bướm Nhỏ Mà Lợi Ích Không Nhỏ!

Trước đây, dù không phải là sản phẩm khai thác chính nhưng ở Cà Mau sản lượng cá sặt bướm (cá sặt) cũng đạt hàng trăm tấn mỗi năm dưới dạng mắm đồng, khô sặt. Đó là chưa kể bán cá tươi ở các chợ và dùng trong gia đình nông thôn hàng ngày.

12/08/2014
Hội Nông Dân Xã An Ngãi Khuyến Khích Nông Dân Tham Gia Mô Hình Nuôi Cá Mú Hội Nông Dân Xã An Ngãi Khuyến Khích Nông Dân Tham Gia Mô Hình Nuôi Cá Mú

Xã An Ngãi (Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện có 230ha đất nuôi trồng thủy sản với sản lượng hàng năm đạt hơn 300 tấn hải sản. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho tôm bị thiệt hại nặng, khiến người nuôi trồng không mặn mà đầu tư nuôi tôm mà chuyển sang nuôi thử nghiệm giống cá mú.

12/08/2014