1.500 Ha Lúa Bị Mất Trắng Do Ngập Nước
Khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc khó có thể phục hồi.
Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Độ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tỉnh đã huy động mọi lực lượng cùng với người dân tổ chức bơm tiêu, chăm sóc những diện tích lúa, hoa màu còn có thể khắc phục được. Tuy nhiên, do nước rút chậm khiến cây trồng bị thối nát do ngập nước nên khoảng 3000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước khó có thể phục hồi, trong đó đã có khoảng 1.500 ha lúa đã bị mất trắng.
“Tỉnh đã chỉ đạo lực lượng 4 tại chỗ ứng cứu ở chỗ nào có thể ứng cứu được, huy động đắp bờ bao, nâng cao chống tràn vào các ruộng lúa. Hiện nay, nước rút chậm, tỉnh huy động máy bơm dã chiến bơm tiêu để cứu những diện tích bị ngập úng nhẹ. Đối với diện tích bị mất trắng, tỉnh sẽ thống kê từ đó có biện pháp hỗ trợ cho người dân”, ông Độ cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Không giống như phần lớn nông dân chọn trồng cây cao su, điều, tiêu, gia đình anh Ngô Văn Ai ở ấp 6, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) lại chọn mô hình trồng xoài xen chanh bông tím mang lại hiệu quả cao gần chục năm nay.
UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở lươn đồng giai đoạn giống, giai đoạn nuôi thương phẩm và các biện pháp phòng, trị bệnh”. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 886,5 triệu đồng, từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ.
Thấy hiệu quả từ việc nuôi heo rừng lai, hai anh em rể Nguyễn Văn Nhẫn và Vũ Ngọc Hùng (thôn 3, xã Tiên Lãnh, Tiên Phước - Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư mô hình này và bước đầu cho kết quả khả quan.
Vụ xuân 2012, xã Nghĩa Tân- vùng chuyên trồng lúa đặc sản của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã ứng dụng TBKT, mở rộng diện tích gieo sạ hàng. Đây là năm đầu tiên địa phương này tổ chức gieo sạ đại trà.
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của vùng ĐBSCL, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nhanh chóng triển khai việc cho vay với lãi suất ưu đãi cho chăn nuôi và thủy sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này nguồn vốn ưu đãi vẫn còn "xa tầm với" của doanh nghiệp (DN) và người nuôi cá. Vẫn khó tiếp cận vốn