Đã Xuất Khẩu Gần 2,34 Triệu Tấn Gạo

Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 5 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,34 triệu tấn gạo, giảm 16% so với khoảng 2,8 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 5, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 585.536 tấn gạo, giảm 10% so với 648.359 tấn gạo xuất khẩu hồi tháng 5 năm 2013, tuy nhiên, tăng khoảng 9% so với 537.094 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4/2014.
Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ngành gạo, chiếm 68% tổng lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm tới nay. Trong đó, Trung Quốc là người mua lớn nhất. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc phụ thuộc gạo Việt Nam bởi giá gạo Thái Lan cao hơn, bên cạnh đó, thủ tục nhập khẩu gạo từ Việt Nam đơn giản hơn. Hiện, xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đang diễn ra sôi động và có chiều hướng gia tăng so với xuất khẩu chính ngạch. Thị trường lớn thứ hai là Châu Phi chiếm 15%.
Trong một diễn biến khác, hai Tổng công ty Lương thực Việt Nam đang có kế hoạch đàm phán thay đổi thời gian giao hàng với Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cho 800.000 tấn gạo trúng thầu hồi tháng 4/2014.
Theo lịch trình, Việt Nam phải cung cấp cho Philippines 800.000 tấn gạo trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8/2014. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn cho việc tìm kiếm lượng gạo được giao bởi giá quá thấp và nhiều điều kiện kèm theo. Nếu vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị phạt 3 USD/tấn cho 1% và 30 USD/tấn cho 10% lượng gạo vỡ hợp đồng.
Trong khi đó, giá gạo trong nước đang tiếp tục giảm mạnh do nguồn cung từ vụ hè thu đang tăng lên ở ĐBSCL. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã mua lúa với giá 6,6 triệu đồng/tấn vào 2 tuần trước, giá giảm xuống 4,2 triệu đồng trong tuần trước và chỉ còn 4 triệu đồng trong tuần này.
Related news

Ngày 16/10, Dự án Mây Tre Keo bền vững WWF-Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn kế hoạch phát triển ngành Mây Tre tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2020.

Cái vòng luẩn quẩn, tìm chỗ đứng cho loài cây bám trụ trên đất rẫy ở Thới Bình (Cà Mau), vẫn cứ bấp bênh từ nhiều năm nay. Vùng đất phèn mặn này trước đây người nông dân trồng cây khóm, cây tràm rồi cây trúc…

Xuất phát điểm chỉ với hai bàn tay trắng, nhưng bằng ý chí và quyết tâm làm giàu, ông Nguyễn Hành, ngụ thôn Trường Giang, xã Trà Tân (Trà Bồng - Quảng Ngãi) trở thành nông dân tiêu biểu của vùng đất quế, khi hằng năm thu lãi gần 300 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp.

Từng mang lại đời sống sung túc cho hàng trăm ngàn hộ công nhân và vùng trồng cao su, bỗng chốc cây trồng chủ lực này của Tây Nguyên và nhiều tỉnh trong cả nước lại bị chủ nhân quay lưng, thậm chí nhiều nơi đốn hạ không thương tiếc. Tất cả chỉ vì một lý do: Giá.

Tờ Nikkei Asian Review cho biết, tập đoàn Kitoku Shinryo của Nhật Bản sẽ đầu tư 3,36 triệu USD để phát triển giống lúa chất lượng cao tại Việt Nam.