Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Trái Cây Đặc Sản

Đồng Bằng Sông Cửu Long Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Trái Cây Đặc Sản
Ngày đăng: 14/08/2013

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI), hiện nay, trái cây đặc sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long đang mở rộng thị trường xuất khẩu đến 76 nước trên khắp các châu lục, tăng hơn 13 nước so với năm trước. Bên cạnh các thị trường truyền thống: Trung Quốc, Nga, Nhật, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore... còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường mới đầy tiềm năng, thu hút ngoại tệ như Hoa Kỳ, Hà Lan, Nam Phi, Rumani, Hy Lạp, Ai Cập, Phi-líp-pin...

Các mặt hàng trái cây chủ lực được thị trường xuất khẩu ưa chuộng gồm: Thanh long, dừa, dứa, mít, nhãn, xoài, bưởi, chuối, chôm chôm... Trong đó, thanh long luôn là mặt hàng đứng đầu trong danh sách trái cây xuất khẩu, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu quả. Đặc biệt, thanh long đã thâm nhập thành công các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Chi Lê, Trung Đông.

Trong năm 2012, nhiều thị trường xuất khẩu trái cây đặc sản đã tăng đột biến mang lại niềm vui cho nhà vườn cũng như các ngành chức năng: Xuất sang Nam Phi tăng gấp 13 lần, sang Rumani tăng 6 lần, sang Hy Lạp tăng 3 lần so với năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu trái cây chính ngạch đạt 330 triệu USD, tăng gấp đôi năm 2011. Năm 2013, khả năng đạt kim ngạch 360 triệu USD xuất khẩu chính ngạch nằm trong tầm tay. Đó là nhờ dự báo xuất khẩu chôm chôm, nhãn và xoài sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi được chấp thuận cho nhập khẩu vào các thị trường Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc.

Ngoài ra, các chủng loại trái cây đặc sản đồng bằng sông Cửu Long như cam sành, bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, sầu riêng Ngũ Hiệp (Tiền Giang), mãng cầu... cũng được thị trường nội địa ưa chuộng, trong đó Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Bắc... là những thị trường lớn nhất.

Những ngày đầu tháng 8/2013, ở Tiền Giang, giá sầu riêng đang tăng mạnh. Sầu riêng chất lượng cao giống RI 6, Mong Thong, Cơm vàng hạt lép... thương lái thu mua tại vườn có giá 32.000 - 34.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với cách đây gần một tháng. Với giá trên, mỗi ha chuyên canh nhà vườn đạt nguồn thu trên 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Ngoãn, một nhà vườn trồng chuyên canh sầu riêng ở Long Tiên, Cai Lậy cho biết, bình quân mỗi ha sầu riêng cho năng suất từ 15 - 20 tấn trái. Ngày nay, trình độ canh tác của nhà vườn được nâng lên, áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nên hiệu quả kinh tế cây trồng này rất cao. Đặc biệt, với kỹ thuật xử lý cho trái mùa nghịch, bà con đã chủ động được thời vụ thu hoạch để bán được giá cao.


Có thể bạn quan tâm

Trúng Mùa Đậu Xanh Trúng Mùa Đậu Xanh

Ông Huỳnh Văn Ánh, Phòng NN- PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, vụ xuân hè năm nay nông dân trên địa bàn huyện gieo trồng khoảng 250ha đậu xanh, tập trung nhiều nhất ở những khu vực bãi bồi ven sông thuộc các xã Duy Châu, Duy Trinh, Duy Thu, Duy Tân, thị trấn Nam Phước. Năng suất đậu xanh đạt 18-20 tạ/ha, tăng 1-3 tạ/ha so với vụ sản xuất năm ngoái.

13/08/2014
Trúng Giá Kiệu Trúng Giá Kiệu

Những năm qua, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã phát triển nghề trồng kiệu, vừa giải quyết việc làm vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn.

13/08/2014
Chuyện Mua Rẻ, Bán Rẻ Chuyện Mua Rẻ, Bán Rẻ

Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.

13/08/2014
Cty Thức Ăn Chăn Nuôi Dùng Chất Cấm Đã Có Cty Thức Ăn Chăn Nuôi Dùng Chất Cấm Đã Có "Gậy", Nhưng Ai Xử?

Dân gian có câu, “đánh rắn, phải đánh dập đầu”. Thế nhưng cách xử lí vi phạm đối với hành vi sử dụng chất cấm trong SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở ta hiện nay còn khá lúng túng.

13/08/2014
Méo Mặt Vì Giá Nấm Méo Mặt Vì Giá Nấm

Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.

13/08/2014