Cựu chiến binh Chung Văn Tuấn nuôi heo rừng cho hiệu quả kinh tế cao

Lúc đầu, do không có vốn nên ông chỉ nuôi vài con heo làm giống và gầy đàn. Hiện nay gia đình ông có hơn 40 con heo đang phát triển tốt, những lúc cao điểm trong chuồng nhà ông có gần 100 con heo nái và heo con.
Ông Tuấn cho biết: Kỹ thuật nuôi heo rừng tuy đơn giản nhưng nếu không nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, chu kỳ sinh trưởng của heo để chủ động phòng bệnh, bổ sung thức ăn thì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Là loài có bản năng hoang dã nên heo rừng luôn cảnh giác và hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động, hay có người lạ đến gần; chúng thích hoạt động về đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ. Môi trường chăn nuôi heo rừng phải gần giống như môi trường tự nhiên, chỗ nuôi cần có nhiều cây cối, yên tĩnh, chuồng trại cách xa khu dân cư và đường giao thông.
Để tiết kiệm thức ăn và dựa vào đặc tính của heo rừng, ông Tuấn tận dụng diện tích đất của gia đình trồng rau lang, cỏ voi và mua thêm các loại rau, củ giá rẻ ngoài chợ về cho heo ăn. Ông Tuấn chia sẻ: “Ðầu tư con giống ban đầu nhiều vốn hơn so với heo thịt, song bù lại cứ 2 năm heo rừng đẻ từ 3 - 4 lứa; heo mẹ tự sinh sản và tự chăm sóc con và sau 4 - 5 tháng là có thể xuất chuồng.
Tùy theo nhu cầu của khách hàng về trọng lượng của heo, nhưng ít nhất heo phải đạt 10kg mới có thể xuất chuồng, với giá bán như hiện nay từ 75.000 - 80.000 đồng/kg thịt hơi, nuôi heo rừng thu lãi gấp 3 - 4 lần heo thịt. Với mô hình chăn nuôi này, hàng năm mang về cho ông Tuấn nguồn thu từ 50 - 60 triệu đồng, giúp kinh tế đi vào ổn định, có điều kiện nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.
Trước thành công trên, hiện ông đang đầu tư vốn mở rộng chuồng trại để tăng đàn và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi heo rừng cho bà con nông dân, các cựu chiến binh trong xã có nhu cầu chăn nuôi. Với sự nhiệt tình này, ông Chung Văn Tuấn được nhiều người dân ở trong xã quý mến.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5 - 10, tại bến cá Lăng Tô, ngư dân thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đánh bắt được một con cá Cào dài 2 m, nặng khoảng 200 kg. Đây là tín hiệu phấn khởi cho ngư dân địa phương hứa hẹn một mùa biển bội thu.

Theo thống kê, trữ lượng cá ở vùng biển Khánh Hòa khoảng 116.000 tấn, hàng năm cho phép khai thác hơn 70.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng hải sản đưa vào chế biến, xuất khẩu của tỉnh chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hải sản sau thu hoạch không cao.

Nằm giữa cánh đồng lúa xanh mơn mởn thuộc xóm Chay - quê hương của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ - là 6 trại nuôi dế vàng của anh Nguyễn Văn Hưng (40 tuổi, ngụ thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ… hiện vịt ta loại đẹp (vịt lông trắng) được nhiều hộ chăn nuôi vịt bán cho thương lái chỉ còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg, vịt ta loại thông thường (vịt lông đen, lông xám…) có giá 30.000 - 33.000 đồng/kg. Giá vịt ta giảm chủ yếu do lượng vịt tới lứa xuất bán trong dân đang tăng mạnh.

Hầu hết các loại thức ăn chăn nuôi đều phải nhập khẩu, khiến cho giá đầu vào của Việt Nam luôn cao hơn 10 - 20% so với các nước khác. Để giảm chi phí đầu vào, các trang trại chăn nuôi lớn đang áp dụng biện pháp tự phối trộn thức ăn, song trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn…