Philippines Bác Toàn Bộ Các Mức Giá Trong Cuộc Đấu Thầu Nhập 500.000 Tấn Gạo

Các mức giá trả đều cao hơn ngân sách cho phép là 456,60 USD/tấn, việc đấu thầu sẽ được mở lại vào một phiên khác. Trong số các nhà xuất khẩu tham gia bỏ thầu có Vinafood 1 và Vinafood 2.
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) vừa thông báo từ chối toài bộ giá bỏ thầu trong cuộc đấu thầu mua 500.000 tấn gạo bởi các mức giá đều quá cao so với dự toán ngân sách của Chính phủ.
Việc nhập khẩu, dự kiến sẽ giao gạo từ tháng 9 đến tháng 11, nhằm bổ sung kho dự trữ gạo của Philippines và ngăn lạm phát giá lương thực ở quốc gia này. Được biết hiện lạm phát giá lương thực ở Philippines đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 năm.
Phát ngôn viên của NFA, Rex Estoperez, cho biết chắc chắn NFA sẽ mở một cuộc đấu giá khác, sau khi cơ quan này xem xét lại ngân sách của mình.
Chính phủ đã dự toán ngân sách 456,60 USD/tấn cho cuộc đấu thầu hôm nay, trong khi giá bỏ thầu rơi vào khoảng 460 – 496,75 USD/tấn.
Trong số các nhà xuất khẩu tham gia bỏ thầu có Vinafood 1 và Vinafood 2 của Việt Nam, và các công ty thương mại quốc tế Louis Dreyfus LOUDR.UL và LG International 001120.KS.
Nếu cuộc đấu thầu hôm nay thành công thì tổng lượng gạo nhập khẩu miễn thuế của Philippines năm nay sẽ lên tới khoảng 1,7 triệu tấn, mức cao nhất trong vòng 4 năm. Ngoài ra, tư nhân có thể nhập khẩu 350.000 tấn năm nay với mức thuế 40%.
Theo dự báo mới nhất của Cơ quan Thống kê Philippines, sản lượng gạo của Philippines năm nay sẽ thấp hơn 2% so với mục tiêu 19,07 triệu tấn.
Philippines có thể sẽ còn điều chỉnh giảm hơn nữa mức dự báo về sản lượng nếu bão lớn ảnh hưởng tới các tỉnh trồng lúa chính trong nửa cuối năm nay, gây tổn hại hơn nữa tới mùa vụ.
Với khả năng thiệt hại thêm trong 4 tháng tới, Chính phủ cũng đã cho phép NFA nhập khẩu thêm 500.000 tấn gạo trong trường hợp khẩn cấp, ngoài khối lượng đấu thầu trong hôm nay và những lần đấu thầu trước.
Các nước xuất khẩu lớn như Việt Nam và Thái Lan đều đang theo dõi những tín hiệu cho thấy Philippines cần thêm gạo, đặc biệt là Thái Lan với hy vọng giải tỏa bớt kho dự trữ khổng lồ.
Trong trường hợp Philippines nhập khẩu trên 2 triệu tấn, quốc gia Đông Nam Á này sẽ trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tăng nhiều bậc so với vị trí thứ 8 năm ngoái.
USDA dự báo Philippines có thể cần nhập khẩu tới 1,6 triệu tấn trong năm 2015.
Được biết, Philippines đã đồng ý nới lỏng những giới hạn thuế đối với việc nhập khẩu gạo bắt đầu từ 2015 theo thỏa thuận mới với Tổ chức Thương mại Thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, khi nghề chăn nuôi nhỏ lẻ đang gặp khó khăn về thị trường, giá cả không ổn định dẫn đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi lợn không cao. Tuy nhiên, tại Hợp tác xã Đức Mai, xã Quân Bình (Bạch Thông) đang phát triển mô hình chăn nuôi lợn cho năng suất và hiệu quả kinh tế ổn định...

CAS là công nghệ mới để bảo quản nông sản thực phẩm. Ứng dụng Cas có thể bảo quản thanh long trong nhiều tháng. Ông Trần Ngọc Lân – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết đôi nét về công nghệ này.

Trong hội thảo gần đây nhất, nhiều thông tin được chia sẻ thẳng thắn với những chủ vườn, cơ quan quản lý là thanh long theo chuẩn VietGAP vẫn đang được mua, tiêu thụ với giá ngang bằng với thanh long được sản xuất bình thường.

Đoàn công tác của tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng dẫn đầu vừa có chuyến thăm, làm việc tại huyện đảo Phú Quý. Trong buổi làm việc với tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Quý, đoàn đã nghe và cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2015; về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Đảng hai cấp tại huyện.

Bình Thuận đến giờ vẫn là “thủ phủ” của thanh long. Muốn hay không, loại cây trồng này đã vực dậy đời sống cho một vùng khó khăn, khởi đầu là Hàm Thuận Nam. Thanh long giống như phương thuốc đặc trị xóa đói giảm nghèo nên đã không ngừng tăng nhanh cả diện tích và sản lượng. Nhưng bền vững hay không đang phụ thuộc vào hướng đi của chính người đang sản xuất ra nó.