Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bưởi Diễn Trên Vùng Đất Cằn

Trồng Bưởi Diễn Trên Vùng Đất Cằn
Ngày đăng: 28/08/2014

Mạnh dạn đưa giống bưởi Diễn về vùng đất khô cằn quê mình, anh Hồ Sỹ Phượng (34 tuổi, quê Nghệ An) từ người đi làm thuê cho các chủ vườn đã trở thành “vua bưởi”, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Trồng bưởi Diễn trên vùng đất cằn

Chưa học xong lớp 12 nhưng do hoàn cảnh khó khăn, cậu học trò Hồ Sỹ Phượng (xóm Liên Yên, xã Thanh Liên, H.Thanh Chương) phải nghỉ học xuống TP.Vinh kiếm việc làm thuê phụ giúp gia đình.

Vừa làm thuê, Phượng vừa tìm học nghề trồng cây cảnh. Một lần tình cờ đến Hưng Yên, thấy người dân nơi đây tận dụng từng thửa đất để trồng cây ăn quả như bưởi Diễn, nhãn… đem lại hiệu quả kinh tế cao, Phượng chợt nghĩ quê mình đồng đất nhiều, tại sao không  khai thác làm giàu mà cứ phải bôn ba nơi đất khách quê người.

Vậy là Phượng quyết định trở về quê lập nghiệp. Với số vốn ít ỏi dành dụm sau mấy năm trời làm thuê, năm 2010 Phượng đấu thầu 2 ha vườn đất ươm của UBND xã Thanh Liên để đưa giống bưởi Diễn về trồng thử nghiệm. Bước đầu, Phượng chỉ dám phá bỏ một nửa diện tích trồng nhãn trên đó để trồng bưởi.

Tỷ lệ sống khá cao nhưng sâu bệnh nhiều, đặc biệt với khí hậu khắc nghiệt như ở Nghệ An thì nhiều mầm bệnh lạ xuất hiện, anh lại phải khăn gói ra Hưng Yên học hỏi kinh nghiệm và tìm mua thêm sách để tìm hiểu.

“Sau 2 năm chăm bón, vườn bưởi mới cho quả bói và đến khi cây cho quả đạt chất lượng, năng suất cao thì tôi mới dám phá hết vườn nhãn để trồng bưởi. Đến nay, tôi chỉ để lại những gốc nhãn bao quanh vườn để che chắn gió”, anh Phượng cho biết.

Đưa được cây bưởi Diễn về vùng đất quê nhà vốn khô cằn, khí hậu lại khắc nghiệt, không có nghĩa là đã thành công. Sau khi vườn bưởi cho thu hoạch, nhiều người vẫn nghi ngờ về chất lượng, lắc đầu khi anh đến chào bán nên vợ chồng Phượng phải lặn lội đưa bưởi ra tận Hà Nội, chở từng xe thồ đi khắp các chợ bán lẻ.

Sau này, khi chất lượng bưởi Diễn của vườn nhà Phượng được khẳng định (quả nhỏ, ngọt và càng để lâu càng ngon), nhiều người đã tìm đến tận nơi đặt mua.

Hiện tại, hơn 700 gốc bưởi Diễn của gia đình anh Phượng có thể cho khoảng 15.000 quả/vụ. Với giá bán tại vườn là 20.000 đồng/quả, kết hợp thêm nuôi cá, trồng dưa hấu, thu nhập của anh đạt hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, trang trại của anh Phượng còn tạo việc làm cho 4 lao động trong xóm, vừa làm vườn, vừa học nghề.

“Mình muốn hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi Diễn cho bà con, đặc biệt là thanh niên trong làng để họ có thể tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình chứ không phải lao đao đi tứ phương làm việc thuê kiếm sống.

Hiện mình đang phối hợp với xã để mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng trồng bưởi Diễn cho bà con. Nếu thuận lợi, vài năm nữa mình sẽ kết hợp với một số người mở rộng diện tích bưởi Diễn, tăng sản lượng”, anh Phượng cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Thu Nhập Cao Nhờ Thâm Canh, Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi Thu Nhập Cao Nhờ Thâm Canh, Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi

Những năm qua, một số loại cây trồng như sắn, điều… do không ổn định về giá cả, năng suất lại đạt thấp nên hoạt động thâm canh cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế đang là hướng đi của nhiều nông dân trong tỉnh.

14/08/2014
Dồn Vốn Cho Nông Thôn Mới Dồn Vốn Cho Nông Thôn Mới

Theo ông Nguyễn Hữu Định, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, tuy rất khó khăn về nguồn vốn ngân sách, nhưng Đồng Nai luôn ưu tiên vốn cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng rất linh động trong việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới.

14/08/2014
Bán Mía Sớm Để Nhẹ Gánh Bán Mía Sớm Để Nhẹ Gánh

Đây là tâm sự của hầu hết nông dân trồng mía đã và đang bán mía chục, bởi theo họ, với tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, việc bán mía trong lúc này sẽ cầm chắc lợi nhuận và giảm bớt được gánh nặng nếu như để mía thu hoạch vào thời điểm chính vụ.

14/08/2014
Định Hướng Phát Triển Cây Cao Su Tại 3 Huyện Phía Nam Định Hướng Phát Triển Cây Cao Su Tại 3 Huyện Phía Nam

Ba huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) là vùng có diện tích cây cao su tiểu điền lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trước tình trạng người dân tại một số tỉnh chặt bỏ cây cao su, chính quyền nơi đây đã khuyến cáo người dân nên giữ vững diện tích đã trồng và vẫn định hướng phát triển loại cây trồng đa mục đích này.

14/08/2014
Tu Tra Có Trang Trại 1.600 Con Bò Sữa Tu Tra Có Trang Trại 1.600 Con Bò Sữa

Tính chung trên tổng mức vốn đầu tư 142 tỷ đồng, hàng năm trang trại sẽ sản xuất, cung cấp cho người chăn nuôi khoảng 200 - 300 con bò sữa Holstein giống thuần (giống bò Hà Lan cho sữa năng suất cao); ngoài ra còn là nơi chế biến phân hữu cơ vi sinh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp địa phương.

14/08/2014