Công Ty Bia Sài Gòn Trao Tặng Bò Cho Các Hộ Nghèo Huyện Thường Xuân

Vừa qua, Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (gọi tắt là Công ty Bia Sài Gòn) tiếp tục đồng hành cùng Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 4 con bò với giá trị khoảng 40 triệu đồng cho bà con nông dân tại huyện Thường Xuân.
Nhân dịp này, Công ty Bia Sài Gòn đã tài trợ cho đêm nhạc “Ngân hàng bò chung sức cùng đồng bào các huyện nghèo, xã biên giới xây dựng nông thôn mới” tại huyện Thường Xuân. Trong đêm nhạc đã có nhiều doanh nghiệp và cá nhân quyên góp, ủng hộ cho chương trình với tổng số tiền thu được là 203 triệu đồng. Số tiền trên đã được chuyển đến Hội Chữ thập đỏ huyện Thường Xuân.
Tinh thần chung tay với cộng đồng là một truyền thống, nét đẹp văn hóa của Công ty Bia Sài Gòn. Chương trình “Ngân hàng bò” là một trong những dự án ý nghĩa mà công ty đã và đang đồng hành với tư cách nhà tài trợ nhằm chia sẻ khó khăn với người nghèo trong cả nước.
Hàng năm, Công ty Bia Sài Gòn chi hơn 20 tỷ đồng từ quỹ an sinh xã hội và vận động cán bộ, công nhân viên tham gia đóng góp cho các hoạt động thiết thực vì cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ở vụ lúa ĐX vừa qua Cty TNHH - TM Gạo Hoa Lúa (TP.HCM) đã chính thức ra mắt khách hàng hai sản phẩm gạo được sản xuất đúng tiêu chuẩn chất lượng cao GlobalGAP.

Cá tra một thời tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho ĐBSCL. Tuy nhiên, trong 5 năm qua hoạt động sản xuất (SX) và tiêu thụ cá tra vẫn chưa thoát được cảnh thăng trầm.

Quốc hội quyết định chi hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu và trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư 16.000 tỷ đồng; chi một số khoản thực sự cấp bách để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay Ngân hàng Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chi Chương trình 135…

Đây là hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế thường niên lớn nhất khu vực Tây nam Trung Quốc nhằm tạo điều kiện cho DN các nước trong khu vực có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận thị trường lớn tại Trung Quốc, qua đó thúc đẩy giao lưu, hợp tác trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các nước khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Trong hệ thống Dự án thủy lợi Cầu Sập, những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển, còn phần bên trong tuyến đê là vùng không quy hoạch nuôi.