Cựu chiến binh Chung Văn Tuấn nuôi heo rừng cho hiệu quả kinh tế cao
Lúc đầu, do không có vốn nên ông chỉ nuôi vài con heo làm giống và gầy đàn. Hiện nay gia đình ông có hơn 40 con heo đang phát triển tốt, những lúc cao điểm trong chuồng nhà ông có gần 100 con heo nái và heo con.
Ông Tuấn cho biết: Kỹ thuật nuôi heo rừng tuy đơn giản nhưng nếu không nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, chu kỳ sinh trưởng của heo để chủ động phòng bệnh, bổ sung thức ăn thì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Là loài có bản năng hoang dã nên heo rừng luôn cảnh giác và hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động, hay có người lạ đến gần; chúng thích hoạt động về đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ. Môi trường chăn nuôi heo rừng phải gần giống như môi trường tự nhiên, chỗ nuôi cần có nhiều cây cối, yên tĩnh, chuồng trại cách xa khu dân cư và đường giao thông.
Để tiết kiệm thức ăn và dựa vào đặc tính của heo rừng, ông Tuấn tận dụng diện tích đất của gia đình trồng rau lang, cỏ voi và mua thêm các loại rau, củ giá rẻ ngoài chợ về cho heo ăn. Ông Tuấn chia sẻ: “Ðầu tư con giống ban đầu nhiều vốn hơn so với heo thịt, song bù lại cứ 2 năm heo rừng đẻ từ 3 - 4 lứa; heo mẹ tự sinh sản và tự chăm sóc con và sau 4 - 5 tháng là có thể xuất chuồng.
Tùy theo nhu cầu của khách hàng về trọng lượng của heo, nhưng ít nhất heo phải đạt 10kg mới có thể xuất chuồng, với giá bán như hiện nay từ 75.000 - 80.000 đồng/kg thịt hơi, nuôi heo rừng thu lãi gấp 3 - 4 lần heo thịt. Với mô hình chăn nuôi này, hàng năm mang về cho ông Tuấn nguồn thu từ 50 - 60 triệu đồng, giúp kinh tế đi vào ổn định, có điều kiện nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.
Trước thành công trên, hiện ông đang đầu tư vốn mở rộng chuồng trại để tăng đàn và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi heo rừng cho bà con nông dân, các cựu chiến binh trong xã có nhu cầu chăn nuôi. Với sự nhiệt tình này, ông Chung Văn Tuấn được nhiều người dân ở trong xã quý mến.
Related news
Hiện nay, vụ cá nam 2015 đang bước vào cao điểm mùa khai thác. Những ngày qua, nhiều tàu thuyền của ngư dân Phan Thiết cập cảng với khoang thuyền đầy ắp cá cơm. Được mùa cộng với giá bán ổn định giúp cho bà con ngư dân hết sức phấn khởi.
Theo chân đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Tả Nhìu (Xín Mần), chúng tôi đến thăm mô hình “Vườn ươm cây sa mộc” ở thôn Vai Lũng. Sau một hồi cuốc bộ, leo đồi; trải dài trước mắt chúng tôi là một màu xanh mướt mắt với những cây giống thẳng tắp. Thật ngạc nhiên và đáng khâm phục biết bao ý chí, nghị lực vươn lên làm giàu của những người nông dân “một nắng hai sương” nơi mảnh đất miền Tây này.
Các anh lãnh đạo xã Nà Chì (Xín Mần) bật mí cho tôi biết: Sau hơn 1 năm thành lập Làng nghề làm chè tại thôn Bản Vẽ, cuộc sống đồng bào ở cả 6 thôn lân cận đều như đã thoát nghèo.
Bằng mô hình bền vững và quyết tâm cao, một số hộ nghèo ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, đã tự giác xin ra khỏi diện hộ nghèo. Nhờ đó, việc xây dựng tiêu chí 11 (hộ nghèo) của xã thuận lợi hơn.
Lô nhãn được doanh nghiệp thu mua trong ngày 21-22/8 tại xã Hàm Tử và Hồng Nam (Hưng Yên), trước khi chuyển vào TP HCM chiếu xạ và xuất khẩu.