Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cuộc sống mới ở Trại Bò

Cuộc sống mới ở Trại Bò
Ngày đăng: 21/08/2015

Chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống mới của bản, ông Lò Văn Khăm, Trưởng bản Trại Bò cho biết: Khi mới chuyển về, mỗi hộ dân được Nhà nước cấp 400m2 đất ở và hỗ trợ 17 triệu đồng để dựng nhà mới, hỗ trợ tiền mua cây, con giống để phát triển sản xuất. Hàng năm, bà con còn được hưởng nhiều chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước như: Hỗ trợ bò, dê giống; triển khai các mô hình điểm về chăn nuôi gà, vịt… Nhóm 8 hộ người dân tộc Mông khó khăn hơn nên được Nhà nước ưu tiên hỗ trợ mỗi hộ 1 con bò giống.

Cán bộ Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện, xã xuống tận bản hướng dẫn bà con về quy trình kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và phòng trừ dịch bệnh, cùng người dân làm chuồng trại chăn nuôi. Trước đây, người dân trong bản chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, sau khi được cán bộ huyện, xã tận tình hướng dẫn nay bà con đã biết cách chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Hiện, cả bản có 26 con trâu, trên 70 con bò, 40 con dê, hàng trăm con lợn và gia cầm các loại. Có hộ có 7 – 8 con bò sinh sản. Ngày mới chuyển về đây, tỷ lệ hộ nghèo của bản chiếm 78% song đến nay, đã giảm còn 35%. Ngoài ra, bản còn được hỗ trợ xây dựng 2 điểm trường: Mầm non và tiểu học kiên cố; 7 bể nước sinh hoạt và bê tông hóa đường nội bản.

Dạo quanh bản, chúng tôi gặp ông Quàng Văn Khụt đang vót nan tre để đan lồng chuẩn bị mang lợn vào thị trấn Điện Biên Đông bán. Tiếp chuyện chúng tôi, ông Khụt cho biết: Ngày xưa ở bản Suối Lư, đất chật người đông, cả bản có trên 300 hộ dân, cuộc sống khó khăn. Chuyển về đây, tôi được Nhà nước hỗ trợ làm nhà kiên cố, rộng rãi, các con đi học gần nhà. Hai vợ chồng yên tâm lao động sản xuất. Cuộc sống đỡ khó khăn hơn nhiều.

Khác với nhóm người dân tộc Khơ Mú, 8 hộ người dân tộc Mông chuyển đến bản Trại Bò bởi một lý do “bất khả kháng” là họ sinh sống gần khu vực đầu nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cả huyện Điện Biên Đông. Đến nơi ở mới, họ được tạo điều kiện để lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Hiện nay, 8 hộ này đều rất hài lòng với cuộc sống hiện tại. Ông Lầu Giống Tú, người dân bản Trại Bò cho biết: Chuyển đến đây, chúng tôi được Nhà nước hỗ trợ 17 triệu đồng để làm nhà và 20 triệu đồng để mua nương. Ngoài các chính sách hỗ trợ về cây, con giống như bà con trong bản, năm 2011, chúng tôi còn được ưu tiên hỗ trợ mỗi hộ một con bò giống; trực tiếp cán bộ xã xuống hướng dẫn cách chăn nuôi và phòng dịch bệnh. Đến nay, gia đình tôi đã có nhà mới, diện tích nương tuy không nhiều bằng nơi ở cũ nhưng cũng đủ làm và 3 con bò để phát triển chăn nuôi. Nhờ đó năm 2013, gia đình tôi thoát nghèo.

Ông Vàng Quốc Minh, Chủ tịch UBND xã Keo Lôm, cũng định cư bản Trại Bò cho biết: Sau khi những hộ dân chuyển đến, cùng sống, sinh hoạt trong một bản, tôi cảm nhận được cuộc sống của bà con thay đổi từng ngày. Đặc biệt là mặt nhận thức, tư duy làm ăn. Bà con đã biết chăn nuôi theo hướng hàng hóa, khoanh nuôi bảo vệ rừng, khai hoang ruộng nước… Vị trí của bản gần đường thuận tiện buôn bán, một số hộ đã mở cửa hàng tạp hóa, tuy không lớn nhưng cũng giúp tăng thu nhập cho gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các năm, phấn đấu mỗi năm giảm 2 – 3 hộ. Sau gần 10 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống đã ổn định, người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Kiến Nghị Tăng Doanh Nghiệp Đầu Mối Xuất Khẩu Gạo Kiến Nghị Tăng Doanh Nghiệp Đầu Mối Xuất Khẩu Gạo

Trong khi đó, tính đến ngày 15/7, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng lượng gạo xuất khẩu qua biên giới phía Bắc là chưa đến 0,6 triệu tấn. Như vậy, có khả năng một lượng gạo không nhỏ đã được xuất khẩu qua biên giới mà không được cơ quan chức năng thống kê đầy đủ.

06/09/2014
Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Lớn Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Lớn

Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.

06/09/2014
Khởi Sắc Làng Nghề Chè Ngọc Đồng Khởi Sắc Làng Nghề Chè Ngọc Đồng

Mặc dù có thời điểm do giá chè xuống thấp, việc canh tác gặp khó khăn, nhiều hộ gia đình đã chặt bỏ cây chè và chuyển sang các loại cây trồng khác, nhưng từ sau năm 2001 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ chè trên thị trường tăng mạnh, nghề trồng chè ở Ngọc Đồng cũng có bước phát triển mới.

04/09/2014
Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

06/09/2014
Tìm Tìm "Chỗ Đứng" Cho Kinh Tế Rừng

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

04/09/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.