Lúa ST 5 Không Bán Được Nông Dân Lo Lắng
Những năm qua, nông dân Sóc Trăng đã sử dụng giống lúa thơm dòng ST, đặc biệt là lúa ST5 đưa vào sản xuất với diện tích cao, trong đó có nhiều cánh đồng lớn sử dụng giống này. Do dễ trồng, cho năng suất và giá trị cao nên nhiều hộ nông dân khá lên nhờ trồng giống lúa được công nhận cấp Quốc gia này. Tuy nhiên, thời gian qua giá bán đã giảm nhiều, thậm chí nông dân còn không bán được lúa nên đã có nhiều nông dân bỏ sản xuất giống cấp Quốc gia.
Hơn một tháng nay, nông dân xã Viên Bình huyện Trần Đề phải đối diện với khó khăn lớn khi giá lúa ST - nhất là ST5 bị rớt giá, thậm chí không có thương lái thu mua. Nếu đầu vụ hè – thu vừa rồi, giá lúa tươi ST các loại bán được 5.500 đến 5.800 đ/kg, có khi là 6.400 đến 6.800 đ/kg, nhưng đến nay giá lúa khô ST5 cũng chỉ từ 5.200 đến 5.500 đ/kg. Việc này cũng trái với qui luật là bước vào đầu vụ mới giá lúa phải tăng do không có lúa tươi. Điều đáng lo ngại là hiện nay hầu như không có thương lái đến mua lúa, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất của bà con.
Ông Dương Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Viên Bình, huyện Trần Đề cho biết: “Vụ hè thu vừa rồi có đến hợp đông thu mua nhưng chưa có đưa ra được giá cả mang tính ràng buộc chặc chẻ với nông dân, chỉ hợp đồng với giá thị trường. Nhưng đến giờ này các doanh nghiệp cũng không đến thu mua như hợp đồng ký kết ban đầu, chúng tôi cũng mong rằng các cấp các ngành cũng quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn có uy tín đến thu mua để đảm bảo cho sự phát triển cánh đồng mẫu”.
Là chủ vựa lúa hơn 10 năm nay và cũng là chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp 30-4 của ấp Trà Ông, nhưng chưa bao giờ ông Lâm Hùng ngán ngẫm trước tình hình thu mua lúa như hiện nay. Nếu những năm trước, vào thời điểm này, vựa lúa của gia đình ông đã được thương lái mua gần hết, thì hiện tại trong kho của ông vẫn còn tồn hơn 300 tấn lúa. Trong đó ST5 là 150 tấn, còn lại là giống lúa OM 4900. Theo Ông Hùng: những năm trước giá lúa ST luôn cao hơn các loại lúa thơm khác từ 500 đến 1.000đồng/kg, hơn các loại lúa thường là 1.500đồng/kg thì nay giá lúa khô ST cũng chỉ ngang bằng với các giống lúa thơm khác.
Nếu những năm trước vào giai đoạn gần dứt đồng được cho là thời điểm giá lúa ở mức cao nhất thì hiện nay giá lúa không chỉ thấp mà đầu ra cũng đang là trở ngại lớn đối với nông dân. Nếu tình hình này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân Viên Bình. Vậy nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng không dội chợ mà vẫn rớt giá? Vấn đề này sẽ được phóng viên Đài Truyền hình Sóc Trăng phản ảnh trong những bài việt tiếp theo.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=3751&keycon=59&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác, Trạm Khuyến nông huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) phối hợp với xã Xuân Trường đưa vào trồng thử nghiệm 2 ha cây chùm ngây xen cam tại cánh đồng Nải Tài.
Mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống cây mới vào sản xuất, anh Phạm Văn Tiến, xã Khánh Trung (Yên Khánh - Ninh Bình) đã ứng dụng thành công kỹ thuật trồng giống dưa Kim Hoàng hậu (còn gọi là dưa vàng) có xuất xứ từ Thái Lan, cho năng suất, chất lượng không thua kém dưa nhập khẩu, nhưng giá thành lại rẻ hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với loại cây trồng khác.
Do thời tiết nắng mưa xen kẽ nên các loại sâu bệnh đang tấn công các trà lúa vụ 3 và lúa hè thu đòng trổ, gây ảnh hưởng đến năng suất.
Hàng trăm ha mía tại phía Đông Nam tỉnh Gia Lai như: huyện Ia Pa, Phú Thiện, thị xã Ayun Pa… đang bị dịch bệnh trắng lá hoành hành. Điều này dấy lên nỗi lo ngại bởi khi nhiễm bệnh này, cây mía không còn khả năng cho thu hoạch. Nguy cơ lây lan bệnh là rất lớn, song lại chưa tìm ra thuốc đặc trị.
Theo các hộ trồng tiêu tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, 2 tuần trở lại đây, giá hạt tiêu đen đã tăng lên gần 240.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu sọ (tiêu trắng) cũng tăng từ 320.000 đồng lên gần 380.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất kể từ trước tới nay.