Hậu Giang Chuyển Giao Kỹ Thuật Cấy Nấm Xanh Cho Nông Dân

Thực hiện mô hình sử dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae để quản lý dịch hại trên lúa, cuối tuần qua, tại ấp Bình Trung, xã Long Bình, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh đã thực hiện công tác chuyển giao kỹ thuật cấy nấm xanh cho nông dân của ấp.
Trong 2 ngày, các cán bộ trung tâm đã cấy được 242 bịch nấm xanh, hỗ trợ cho 30 nông dân cấy trên diện tích 30ha lúa vụ Đông xuân 2014 - 2015. Được biết, trong tháng 11, trung tâm đã cấy 650 đĩa nấm và 30 bịch thành phẩm nấm xanh cho các nông hộ xuống giống lúa Đông xuân sớm.
Tính đến nay, trung tâm đã hỗ trợ 1.650 đĩa nấm và trên 5.600 bịch thành phẩm nấm xanh cho nông dân các huyện Vị Thủy, Long Mỹ và Phụng Hiệp, đạt 82,5% kế hoạch cấy. Với mô hình này, đã quản lý được hơn 1.120ha lúa để phòng trừ rầy nâu ở các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, giúp nông dân nắm kỹ thuật sản xuất, cũng như sử dụng nấm xanh để quản lý dịch hại trên lúa.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE183408/Chuyen_giao_ky_thuat_cay_nam_xanh_cho_nong_dan.aspx
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Bến Lức đã chọn cây chanh làm cây trồng chủ lực. Huyện Bến Lức hiện có khoảng trên 4.000 ha diện tích trồng chanh, tăng gần 600 ha so với năm 2014, tập trung ở các xã: Thạnh Hòa, Thạnh Lợi, Bình Đức, Lương Hòa, Lương Bình…

Bình Định có khoảng 1.700 ha xoài, trong đó 1.500 ha cho thu hoạch, tổng sản lượng hàng năm đạt hơn 5.500 tấn.

Hiện nay, một số chủ vườn ở xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) đã bắt đầu thu hoạch nhãn chín sớm. Tuy diện tích, sản lượng không lớn nhưng bán được giá cao.

Hiếu kỳ, người tiêu dùng săn tìm những loại trái cây lạ khiến không ít nhà vườn đua nhau trồng để rồi đối diện với nguy cơ bí đầu ra vì chất lượng kém

Dù không phải là "xứ sở của cây nhãn", nhưng vài năm gần đây, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) bắt đầu quan tâm, phát triển loại cây ăn quả có giá trị kinh tế này.