VietGAP Và Nhận Thức Của Nông Dân
Không ít nông sản đạt chứng nhận VietGAP nhưng vẫn bán với giá cả như sản xuất thường là một thực tế diễn ra tại rất nhiều hợp tác xã hiện nay. Nhưng đằng sau câu chuyện đầu ra, nhiều chuyên gia nhận định “cái được trước mắt là qua những buổi tập huấn làm theo quy trình, ít nhiều nông dân nhận thức được thế nào là sản xuất an toàn”.
Và đây được xem là “bước đệm” cần thiết trước khi “bắt buộc” nông dân sản xuất lớn nếu muốn đưa nông sản xâm nhập vào thị trường khó tính thời gian tới.
GAP - sự khác biệt so sản xuất thường
Chúng tôi về vùng sản xuất hành lá thuộc Hợp tác xã Rau củ quả Tân Bình (xã Tân Bình - Bình Tân - Vĩnh Long) khi hợp tác xã vừa được Trung tâm Chất lượng nông, lâm thủy sản Vùng 6 trao chứng nhận VietGAP.
Cánh đồng hành rộng 5ha của 10 hộ trồng xanh mát mắt, từng thửa ruộng được cặm bảng ký hiệu chủ hộ tham gia. Anh Nguyễn Đức Thịnh- cán bộ kỹ thuật Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với chiếc máy đo độ pH trong đất đi hết chỗ này đến chỗ khác để kiểm tra. Anh Thịnh cho biết, “đây là một trong những quy trình bắt buộc phải thực hiện đầu tiên trong các tiêu chí sản xuất theo VietGAP”.
Giữa ruộng hành được thiết kế nơi pha thuốc bảo vệ thực vật và một hố “dã chiến” chứa những chai, lọ thuốc sau khi đã sử dụng. Khi hố này đầy sẽ được chuyển vào cái hố lớn hơn. Điều đặc biệt là hố này được thiết kế xa ruộng và tuyệt đối “cách ly” nguồn nước tưới.
Bà Phan Thị Cẩm Vân - Trưởng Phòng Trồng trọt (Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long) cho biết, Trung tâm Chất lượng nông - lâm - thủy sản Vùng 6 là đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được thuê để cấp chứng nhận VietGAP. Khâu kiểm duyệt để đạt chứng nhận này rất khó khăn, người trồng đã đạt 49/50 tiêu chí theo quy trình VietGAP.
“Trước khi bắt tay vào áp dụng, nhóm hướng dẫn rất lo lắng sợ không làm được, bởi trước vùng trồng người dân có truyền thống nuôi cá tra. Tuy nhiên, sau khi kiểm nghiệm, kết quả mẫu đất và nước đều nằm trong ngưỡng cho phép.” - bà Vân nói.
Trước đó, trên cây lúa, Tổ hợp tác sản xuất lúa số 1 (ấp Ngã Ngay - xã Tân Long - Mang Thít) cũng được trao chứng nhận VietGAP.
Ông Bùi Văn Sáu - Tổ trưởng tổ sản xuất cho biết: Để đạt chứng nhận này phải thực hiện đạt 120 tiêu chí quy định. Ngoài một số tiêu chí “cứng” như: ghi chép sổ tay, xây nhà vệ sinh,…quá trình phun xịt thuốc nông dân còn cấp đồ bảo hộ lao động nhằm đảm bảo an toàn lao động.
“Bước đệm” cần thiết
Các chuyên gia nhận định, việc nhiều địa phương đang triển khai áp dụng sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, bên cạnh nâng cao chất lượng nông sản thì khâu tuyên truyền nâng cao nhận thức nông dân sản xuất quy trình là hết sức quan trọng.
Ông Nguyễn Văn Đậm (ấp Ngã Ngay, xã Tân Long - Mang Thít) cho biết:
“Khi tham gia mô hình được hướng dẫn sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng cao, gieo sạ tập trung, bón phân cân đối, phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp…
Nhờ đó mà năng suất lúa cao hơn lúa ngoài mô hình, trung bình vụ Đông Xuân khoảng 8 tấn/ha, đồng thời chi phí sản xuất và giá thành cũng giảm hơn. Nông dân thay đổi được tập quán sản xuất, biết dùng thuốc đúng liều, áp dụng khoa học kỹ thuật, gom vỏ chai thuốc sau khi sử dụng để đảm bảo môi trường”.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay trong phát triển vùng sản xuất nông sản bền vững là cơ sở sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP còn ít.
Để khắc phục khó khăn này, ngành nông nghiệp đang thực hiện đề án “Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020”, tỉnh Vĩnh Long xác định tổ chức lại các vùng sản xuất rau màu theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và gắn với thị trường tiêu thụ để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất và tăng thu nhập cho hộ nông dân.
Từ nay đến năm 2015, tỉnh Vĩnh Long đầu tư xây dựng các cánh đồng mẫu lớn sản xuất cây màu luân canh trên nền đất lúa tại các huyện Bình Tân, Trà Ôn, Long Hồ và Mang Thít.
Trong đó, huyện Bình Tân được chọn làm điểm chỉ đạo tổ chức lại vùng sản xuất rau màu, củng cố các hợp tác xã, tổ hợp tác trong vùng chuyên canh liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ qua hợp đồng, ưu tiên phát triển mô hình sơ chế cung ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến, siêu thị để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Chú Phạm Văn Sĩ - Hợp tác sản xuất lúa theo VietGAP ở Ấp 9 (xã Mỹ Lộc - Tam Bình) cho biết: “Trước khi tham gia mô hình, tui chưa biết cách sử dụng phân, thuốc đúng lúc, đúng cách. Sau khi được tập huấn, tui đã biết xây kho chứa thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định, biết cách xây hầm biogas để vừa tận dụng gas vừa bảo vệ môi trường, không vứt vỏ chai thuốc bừa bãi ngoài ruộng, đảm bảo sức khỏe. Đồng thời, được tư vấn hướng dẫn cách chăm sóc lúa tốt, đạt hiệu quả hơn”.
Nguồn bài viết: http://www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=104720
Có thể bạn quan tâm
Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những yếu tố quan trọng cho những mô hình trang trại, đặc biệt đối với chăn nuôi của người dân ở tỉnh ta hiện nay. Xác định rõ tầm quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân; trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.
Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.
Xác định rõ điều đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập nhưng vì nhiều lí do, việc thực hiện các tiêu chí liên quan đến thu nhập, phát triển sản xuất tại các địa phương vẫn còn gặp khó khăn. Sau gần 4 năm triển khai xây dựng NTM, toàn tỉnh vẫn còn 15 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.
Trong quý I năm 2014, do trời mưa kéo dài và rét đậm nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của 319ha/348ha chè kinh doanh ở xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên). Đặc biệt, đợt mưa lũ trong quý III vừa qua cũng đã làm nhiều diện tích chè kinh doanh ở các xóm của xã Tân Cương có địa hình thấp nằm dọc theo sông Công, như: Soi Vàng, Guộc, Gò Pháo, Hồng Thái 1, Hồng Thái 2... bị xói bật gốc, sạt lở.