Bệnh Trắng Lá Mía Ở Thị Xã Ninh Hòa (Khánh Hòa)
Hiện nay tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường khiến diện tích trồng mía ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) tiếp tục phát sinh bệnh trắng lá mía trên 2.100 ha, tăng hơn 930 ha so với niên vụ 2013 - 2014.
Qua thống kê, tỷ lệ bệnh trắng lá mía dưới 30% diện tích nhiễm là 47 ha; từ 30 - 70% diện tích nhiễm lên tới hơn 1.400 ha, còn trên 70% diện tích nhiễm là 690 ha.
Bệnh tập trung gây hại trên mía đẻ nhánh, vươn lóng. Bệnh trắng lá mía chưa có thuốc đặc trị, biện pháp hiệu quả nhất là phòng bệnh. Do vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa khuyến cáo nông dân: Đối với diện tích mía thời kỳ cây con, bị nhiễm bệnh nhẹ cần nhổ tiêu hủy và rắc vôi vào hốc cây bị bệnh để hạn chế lây lan.
Với những diện tích mía bị nhiễm nặng cần tiến hành cày tiêu hủy sau đó luân canh 1 - 2 năm với các cây trồng khác trước khi trồng lại mía. Đối với diện tích mía chuẩn bị trồng mới nên chọn các loại giống năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Để phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao và không phải lo lắng đầu ra, anh Vũ Văn Khiêm đã lựa chọn mô hình chăn nuôi lợn gia công cho doanh nghiệp
Về xóm Xuân Thịnh, xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương (Nghệ An) Ông Bảy là người đầu tiên đưa giống bưởi Diễn về trồng quy mô hàng hóa tại địa phương.
Chẳng cần “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, với vốn tri thức tích lũy được trong sản xuất nông nghiệp, nhiều lão nông ở TP.Hồ Chí Minh đã kiếm tiền tỷ...
Chỉ sau hơn 1 năm áp dụng mô hình trồng rau an toàn sinh học do Hội Phụ nữ tỉnh Ninh Bình phát động, 37 hội viên phụ nữ xóm 10 đã thu được kết quả đáng mừng.
Nhằm phát huy lợi thế của địa phương, anh Ngô Trí Xuân trồng cỏ, nuôi bò sữa. Gia trại của anh hiện có 23 con bò sữa, mỗi năm cho thu nhập hơn 500 triệu đồng