Cùng Đồng Hành Thực Hiện Đề Án Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp
Định hướng chung của đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ với kết cấu hạ tầng đồng bộ, đồng thời, sản xuất gắn với tiêu thụ, trên cơ sở phát huy vai trò của kinh tế hợp tác, liên kết đa dạng.
Mục đích cuối cùng của đề án là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Theo ông Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh ủy, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp là đề án mở, không nhất thiết địa phương nào cũng thực hiện giống nhau mà tùy vào điều kiện và tiềm năng lợi thế riêng của mình.
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được các địa phương trong tỉnh kỳ vọng lớn là từng bước phát huy, khai thác những sản phẩm thế mạnh của mình. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, qua công tác tác tuyên tuyền của các cấp, ngành hữu quan đã giúp các địa phương thấu đáo tinh thần chung của đề án hơn.
Đề án tái cơ cấu nông nghiệp định hướng đổi mới theo cơ chế thị trường, trong đó điểm nhấn là mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ với doanh nghiệp. Vì chỉ có doanh nghiệp mới nắm bắt được nhu cầu thị trường để cung ứng. Nắm bắt được tín hiệu, nhiều địa phương đã định hình vùng nguyên liệu mời gọi các doanh nghiệp đồng hành.
Ông Võ Văn Dũng - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười cho hay, căn cứ vào tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của doanh nghiệp với số lượng lớn, huyện đã xây dựng kế hoạch cho vùng nguyên liệu phục vụ liên kết tiêu thụ nông sản năm 2015 và giai đoạn 2016-2025. Kế hoạch sẽ hướng tới những hợp tác xã (HTX) có diện tích trên 400ha để thực hiện.
Trong đó, chỉ tiêu từ năm 2015-2025 là 23 cánh đồng liên kết với diện tích 10.500ha, có 12 HTX và 11 tổ hợp tác tham gia. Riêng trong năm 2015, huyện thực hiện 14 cánh đồng diện tích 6550 ha. Đồng thời, huyện tranh thủ các nguồn vốn đẩy mạnh thực hiện các hạng mục cơ sở hạ tầng cho cánh đồng lớn, định hướng quy hoạch vùng sản xuất lúa giống nhằm cung cấp cho thị trường sản xuất.
Theo thống kê, đến nay, diện tích cánh đồng liên kết ở Đồng Tháp khoảng 80.000ha, thuộc 40 cánh đồng ở 12 huyện, thị, thành phố. Mỗi cánh đồng lớn ở tỉnh từ 100 - 200ha, được ứng dụng đồng bộ những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo sạ, bón phân và thực hiện cơ giới hóa.
Nhiều chuyên gia nhận định, “mỏ vàng” của Việt Nam là cá tra, thì huyện Hồng Ngự được xem là “thủ phủ” cung cấp những con giống cho những vùng nuôi. Theo ông Nguyễn Trạng Sư, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự, hơn 70% sản phẩm cá tra bột do địa phương cung ứng cho các vùng nuôi cá tra trong và ngoài tỉnh. Huyện đang tính đến nhiều giải pháp để sản phẩm cá tra mang tính bền vững.
HTX - “chất kết dính” giữa nông dân và doanh nghiệp được xem là nhân tố vô cùng quan trọng trong tái cơ cấu. Thời gian qua, tỉnh, huyện quan tâm củng cố, hướng tới xây dựng HTX theo kiểu mới, phục vụ sản xuất mang tính quy mô lớn, đa dịch vụ đáp ứng kỳ vọng của người nông dân, doanh nghiệp.
Vừa qua, huyện Hồng Ngự có bước tiên phong trong việc sáp nhập HTX. HTX có tên Hợp tác xã Phước Tiền được sáp nhập từ 4 HTX cũ ở 2 xã Thường Phước 2 và Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự), hoạt động trên 8 lĩnh vực dịch vụ gồm: tưới tiêu, làm đất, cung ứng vật tư nông nghiệp, giống, thu hoạch, sau thu hoạch, tín dụng, chăn nuôi và mua bán nông sản. Từ nay đến năm 2015, huyện có kế hoạch sáp nhập 11 HTX.
Hợp tác với nước ngoài (Hà Lan) là hướng đi tiềm năng cho ngành hàng hoa kiểng của tỉnh. Trên tinh thần hợp tác, UBND TP.Sa Đéc đã ký kết văn bản thỏa thuận với Trung tâm Thương mại quốc tế Việt Nam tại Hà Lan về hợp tác phát triển hoa kiểng để hướng đến xây dựng thành phố hoa Sa Đéc - thành phố hoa của đồng bằng sông Cửu Long.
Theo ông Phan Văn Nhiều - Chủ tịch UBND TP.Sa Đéc, Hà Lan đầu tư xây dựng một số nhà kính, nhà lưới tại Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc. Đồng thời, hỗ trợ cho thành phố các nguồn giống chất lượng cao phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và hệ thống logictics trong phân phối và tiêu thụ hoa kiểng.
Không dừng lại ở đó, thành phố tiếp tục kêu gọi sự hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp Hà Lan về kỹ thuật ươm trồng, bảo quản và vận chuyển hoa kiểng theo mô hình của nước bạn. Việc hợp tác nhằm nâng cao giá trị các loại hoa kiểng trên thương trường nội địa và xuất khẩu.
Trên tinh thần chủ động, TP.Sa Đéc sẵn sàng cho việc đầu tư xây dựng vườn hoa thành phố với hạ tầng đảm bảo. Trong năm 2014, thành phố sẽ xây dựng hoàn chỉnh 1 mô hình sản xuất hoa kiểng kết hợp với tham quan du lịch ở phường Tân Quy Đông, làm điểm nhấn trong việc phát triển sản xuất tập trung, chất lượng cao và quảng bá hình ảnh làng hoa kiểng Sa Đéc...
Có thể bạn quan tâm
Xã đã tiến hành khảo sát, thống kê về diện tích đất đai, điều kiện tự nhiên và những khó khăn, thuận lợi, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH phù hợp với thực tiễn địa phương, đưa ra các chương trình hành động cụ thể để khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở vùng gò đồi.
Theo đó, xuất khẩu cả nước ước đạt 6,2 tỉ USD, nhập khẩu ước đạt 6,63 tỉ USD. Trong đó, hai nhóm hàng dệt may và điện thoại, linh kiện điện thoại vẫn là nhóm hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt lần lượt 981 triệu USD và 880 triệu USD. Về nhập khẩu, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tiếp tục là nhóm dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu với tổng hơn 1 tỉ USD.
Đó là ý kiến được TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế, đưa ra tại hội thảo cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ ở VN do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) chủ trì tổ chức hôm 21-10.
Việc quy định nước thải chăn nuôi bắt buộc phải đạt loại A không chỉ vấp phải sự phản đối của các doanh nghiệp mà còn từ phía các nhà quản lý, nhà khoa học.
Vào thời điểm này, mặc dù vụ SX muối ở Bình Định đã kết thúc, nhưng những địa phương có nhiều ruộng muối như các xã Phước Thuận (Tuy Phước), Cát Minh, Cát Khánh (Phù Cát), Mỹ Thành, Mỹ Cát, Mỹ Chánh (Phù Mỹ)…vẫn còn tồn nhiều đống muối to đùng vì tiêu thụ không được.