Nông Dân Thu Lãi Hơn 10 Triệu Đồng/sào Cà Chua Ghép Trên Gốc Cà Tím
Đây là kết quả thực hiện dự án “Nhân rộng mô hình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím trong điều kiện trái vụ trên địa bàn TP Hải Dương”.
Ngày 29-10, TP Hải Dương phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án “Nhân rộng mô hình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím trong điều kiện trái vụ trên địa bàn TP Hải Dương”.
Năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất, trình diễn cà chua ghép trên gốc cà tím trên địa bàn tỉnh” với diện tích 6 ha, trong đó xã Thượng Đạt (TP Hải Dương) trồng 4 ha. Từ đầu năm đến nay, TP Hải Dương đã nhân rộng được 14,5 ha (12 ha ở xã Thượng Đạt và 2,5 ha ở xã Ái Quốc) với 114 hộ tham gia. Kết quả cho thấy, cây có khả năng kháng bệnh, chống chịu với thời tiết khắc nghiệt, sinh trưởng và phát triển nhanh, tỷ lệ sống đạt 97 - 98%. Hiện tại, cà chua đang cho thu hoạch, năng suất đạt 3,5 tấn/sào, nông dân thu lãi hơn 10 triệu đồng/sào, cao gấp 2,5 lần so với cà chua thường.
Có thể bạn quan tâm
Có mặt trên cánh đồng thôn Phú Mỹ (xã Đình Tổ, Thuận Thành, Bắc Ninh) những ngày cuối tháng 5, các đại biểu và bà con nông dân tham gia hội thảo đánh giá chất lượng TBR 225 đều vui mừng vì đã tìm ra được giống lúa có chất lượng gạo ngon và năng suất rất cao.
Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đưa đến không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Để tận dụng tối đa cơ hội, vượt qua thách thức, ngành nông nghiệp đang ra sức tái cơ cấu nhằm nâng cao giá trị sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị, huyện Cẩm Khê đã đưa mô hình nuôi lươn không bùn vào nuôi ở 2 xã Sai Nga và Đồng Cam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mô hình của ông Nguyễn Quốc Khải ở khu Đồng Kệ xã Đồng Cam và chị Nguyễn Thị Thủy ở khu 5 xã Sai Nga, nuôi lươn trên bể xi măng lót bạt không bùn để cung ứng cho thị trường sản phẩm lươn sạch.
J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.
Người dân ở miền núi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ đã bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao. Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án nâng mức chi trả DVMTR cho những khu vực có mức giá thấp.