Giảm Dịch Bệnh Cho Đàn Lợn Nhờ Áp Dụng Mô Hình Phòng Dịch Bệnh
Sáng ngày 30/10/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã phối hợp với UBND xã Thạch Hội (Thạch Hà) đã tổng kết đánh giá kết quả sau 2 năm thực hiện mô hình "Phòng dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường trong thôn xóm chăn nuôi lợn có mật độ cao”
Mô hình được triển khai tại thôn Bắc Phố, xã Thạch Hội huyện Thạch Hà với quy mô 1.480 con, tại 100 hộ gia đình. Với mục đích soạn thảo và ban hành quy chế nuôi lợn theo từng nhóm hộ có sự tham gia của hộ chăn nuôi; quy trình phòng dịch bệnh; nhằm từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm người chăn nuôi trong việc bảo vệ môi trường chung, đoàn kết, giúp đỡ nhau, từ đó hạn chế dịch bệnh, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nông dân.
Sau 2 năm thực hiện đã thu được những kết quả đáng khích lệ, thành lập được 4 nhóm cộng đồng chăn nuôi lợn, mỗi nhóm 25 người, theo hình thức quản lý cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả; Tham mưu cho UBND xã soạn thảo ban hành được 130 bộ quy chế hoạt động về chăn nuôi; Các hộ chăn nuôi đã nắm bắt và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất như: quy trình tiêm phòng, xử lý môi trường và ý thức người dân nâng lên, biết hỗ trợ nhau, không để xảy ra tình trạng dấu dịch, không bán chạy lợn ốm, không vứt xác lợn chết bừa bãi, tỷ lệ lợn ốm giảm hẳn chỉ còn 2,5% so với tổng đàn, giảm đến 87% so với trước.
Phát biểu tại buổi tổng kết, ông Bùi Văn Tuyết - Chủ tịch UBND xã Thạch Hội nhấn mạnh, đây là mô hình có ý nghĩa rất thiết thực đối với địa phương, qua quá trình thực hiện đã giúp đỡ nhân dân thay đổi cơ bản về tập quán chăn nuôi tuỳ tiện trước đây, bà con tiếp cận được tiến bộ KHKT và đã áp dụng thành công vào chăn nuôi hạn chế rất lớn về dịch bệnh. Đồng thời, ông Tuyết đã giao nhiệm vụ cho các đồng chí Bí thư Chi bộ, các xóm trưởng tiếp thu và hướng dẫn bà con trong thôn học tập và nhân rộng ra toàn xã, để toàn xã trở thành địa phương chăn nuôi an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, đạt hiệu quả cao như thôn Bắc Phố đã đạt được.
Thạch Hội là địa phương có phong trào chăn nuôi lợn tập trung mật độ cao lên đến 8.000 – 9.000 con, tuy nhiên chăn nuôi còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch và thiếu sự liên kết giữa các hộ, trình độ chăn nuôi còn hạn chế chưa chú trọng đến việc phòng trừ dịch bệnh, xử lý môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp luôn đứng trước tình trạng bùng phát. Vì vậy, việc triển khai thực hiện mô hình này có ý nghĩa vô cùng lớn.
Đây là mô hình trình diễn mang tính khoa học và cộng đồng cao, cần được sự tiếp tục đầu tư phát triển và làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu áp dụng rộng rãi nhằm giảm thiểu dịch bệnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo môi trường sống cho nhân dân.Sáng ngày 30/10/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã phối hợp với UBND xã Thạch Hội (Thạch Hà) đã tổng kết đánh giá kết quả sau 2 năm thực hiện mô hình "Phòng dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường trong thôn xóm chăn nuôi lợn có mật độ cao”
Mô hình được triển khai tại thôn Bắc Phố, xã Thạch Hội huyện Thạch Hà với quy mô 1.480 con, tại 100 hộ gia đình. Với mục đích soạn thảo và ban hành quy chế nuôi lợn theo từng nhóm hộ có sự tham gia của hộ chăn nuôi; quy trình phòng dịch bệnh; nhằm từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm người chăn nuôi trong việc bảo vệ môi trường chung, đoàn kết, giúp đỡ nhau, từ đó hạn chế dịch bệnh, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống nông dân.
Sau 2 năm thực hiện đã thu được những kết quả đáng khích lệ, thành lập được 4 nhóm cộng đồng chăn nuôi lợn, mỗi nhóm 25 người, theo hình thức quản lý cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả; Tham mưu cho UBND xã soạn thảo ban hành được 130 bộ quy chế hoạt động về chăn nuôi; Các hộ chăn nuôi đã nắm bắt và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất như: quy trình tiêm phòng, xử lý môi trường và ý thức người dân nâng lên, biết hỗ trợ nhau, không để xảy ra tình trạng dấu dịch, không bán chạy lợn ốm, không vứt xác lợn chết bừa bãi, tỷ lệ lợn ốm giảm hẳn chỉ còn 2,5% so với tổng đàn, giảm đến 87% so với trước.
Phát biểu tại buổi tổng kết, ông Bùi Văn Tuyết - Chủ tịch UBND xã Thạch Hội nhấn mạnh, đây là mô hình có ý nghĩa rất thiết thực đối với địa phương, qua quá trình thực hiện đã giúp đỡ nhân dân thay đổi cơ bản về tập quán chăn nuôi tuỳ tiện trước đây, bà con tiếp cận được tiến bộ KHKT và đã áp dụng thành công vào chăn nuôi hạn chế rất lớn về dịch bệnh. Đồng thời, ông Tuyết đã giao nhiệm vụ cho các đồng chí Bí thư Chi bộ, các xóm trưởng tiếp thu và hướng dẫn bà con trong thôn học tập và nhân rộng ra toàn xã, để toàn xã trở thành địa phương chăn nuôi an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, đạt hiệu quả cao như thôn Bắc Phố đã đạt được.
Thạch Hội là địa phương có phong trào chăn nuôi lợn tập trung mật độ cao lên đến 8.000 – 9.000 con, tuy nhiên chăn nuôi còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch và thiếu sự liên kết giữa các hộ, trình độ chăn nuôi còn hạn chế chưa chú trọng đến việc phòng trừ dịch bệnh, xử lý môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp luôn đứng trước tình trạng bùng phát. Vì vậy, việc triển khai thực hiện mô hình này có ý nghĩa vô cùng lớn.
Đây là mô hình trình diễn mang tính khoa học và cộng đồng cao, cần được sự tiếp tục đầu tư phát triển và làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu áp dụng rộng rãi nhằm giảm thiểu dịch bệnh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đảm bảo môi trường sống cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm
13 năm trước, vào thời điểm đầu năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai mô hình trồng giống cam Vinh, cam Canh và bưởi Diễn tại cánh đồng bản Hồng Lếch Cang, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên. 3 năm sau, những quả ngọt đầu tiên đến với người nông dân Hồng Lếch Cang. Cam, bưởi sai trĩu cành, khách hàng, thương lái tấp nập kéo đến mua. Nguồn lợi từ bán cam, bưởi mang lại niềm hi vọng lớn cho người dân nơi đây.
Ngoài ra, số diện tích lúa đã thu hoạch đạt trên 23 ngàn ha, năng suất 6,81 tấn/ha (thấp hơn 0,16 tấn/ha so với vụ trước). Số diện tích lúa đông xuân gieo sạ sớm hiện nay đang trổ chín và sẽ thu hoạch trước Tết Nguyên đán 2015 chiếm 50%, còn lại là phần lớn diện tích nông dân xuống giống đồng loạt lúa đang trong giai đoạn làm đòng sẽ thu hoạch đông ken, tập trung thời điểm tháng 2-3 dương lịch.
Những năm gần đây, người dân xã Phú Hựu, huyện Châu Thành đã mạnh dạn chuyển đổi những mảnh vườn tạp không hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó chuối cau được xem là một loại cây cho thu nhập khá ổn định. Theo ước tính, mỗi năm 1ha đất trồng chuối cau có thể cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.
Gần một tháng nay giá quýt đường và cam soàn tăng mạnh. Cách đây khoảng 3 tháng giá quýt đường loại I có giá từ 16 ngàn - 18 ngàn đồng/kg, cam soàn cũng ổn định ở mức 25 ngàn - 30 ngàn đồng/kg, thì hiện nay quýt đường loại I giá từ 28 ngàn - 30 ngàn đồng/kg, cam soàn loại I ở mức giá cao ngất ngưỡng 45 ngàn - 50 ngàn đồng/kg.
Cứ mỗi sáng, các hộ nuôi tôm kẹt ở sông Chà Và, xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) phải vớt bỏ tôm chết, người ít thì vài ba ký, người nhiều cả chục ký. Với giá tôm trung bình 800 ngàn/kg, giá trị thiệt hại ước tính từ vài triệu đến gần chục triệu đồng/ngày. Đó là những gì mà các hộ nuôi tôm lồng bè trên sông Chà Và hứng chịu từ tháng bảy âm lịch đến nay.