Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cúm Gia Cầm Rình Rập

Cúm Gia Cầm Rình Rập
Ngày đăng: 22/04/2013

Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát gia cầm không rõ nguồn gốc ở khu vực biên giới phía Bắc khi dịch cúm H7N9 vẫn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Còn tại ĐBSCL, các địa phương đang lo lắng khi Đồng Tháp ghi nhận một bé trai 4 tuổi tử vong do cúm A (H5N1). Ngành thú y lo lắng, người dân lơ là, gia cầm sống vẫn bày bán tràn lan. Chuyện kiểm soát gia cầm vẫn gian nan.

Trong tháng 1 - 2013, Campuchia thông báo đã phát hiện và ghi nhận 4 ca tử vong do nhiễm vi-rút cúm gia cầm H5N1 tại Campuchia. Sau đó, số ca tử vong do cúm H5N1 liên tục tăng tại nước này. Thời điểm này, người ta đã cảnh báo về nguy cơ dịch cúm A/H5N1 sẽ tái phát ở ĐBSCL - nhất là những tỉnh giáp biên giới với Campuchia.

Có không gia cầm bệnh “sổng chuồng” !

Đồng Tháp là địa phương đầu tiên ghi nhận trường hợp tử vong cúm A/H5N1 trên người. Tuy nhiên, điều mà mọi người quan tâm hiện nay là sự lơ là của một số chính quyền địa phương và người dân. Khi chưa có dịch thì rất bàng quan, thờ ơ, nhưng khi dịch cúm bùng phát thì lại “hoang mang”, thậm chí không ít người hoảng sợ phản ứng tiêu cực dẫn đến nhiều hệ lụy.

Có thể nói chu kỳ dịch cúm H5N1 tái phát ở ĐBSCL trong nhiều năm qua là ở giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán. Việt Nam đã có kinh nghiệm phòng chống dịch cúm H5N1 hơn 10 năm nay nên chu kỳ này dần bị loại. Còn nhớ, đỉnh điểm của dịch cúm H5N1 là năm 2005, khi cả nước phải tiêu hủy hơn 45 triệu con gia súc, gia cầm. Đây là đòn “chí tử” giáng vào ngành chăn nuôi Việt Nam. Mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã nhấn mạnh: “Mục tiêu của Việt Nam là phải kiểm soát được dịch và không để lây lan, cần phát hiện nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch trên các đàn gia cầm, thủy cầm, chim trời, không để lây lan sang người”.

Đây là cảnh báo cần thiết để “hâm nóng” lại tinh thần phòng chống cúm H5N1 sau thời gian lơ là! Chưa phát hiện dịch cúm, mọi việc có vẻ như trầm lắng. Sau ca tử vong cúm H5N1 trên người, đùng một cái ngành y tế dự phòng tỉnh Đồng Tháp, cho biết: “Có tới 24/70 mẫu gia cầm lấy tại các chợ trong tỉnh dương tính với cúm A/H5N1, chiếm 33%”. Nghe qua con số này, những người am hiểu về dịch cúm H5N1 không khỏi lo sợ. Bởi số gia cầm nhiễm bệnh này có thể là nguyên nhân khiến dịch cúm bùng phát trên diện rộng.

Điều dư luận quan tâm, là có bao nhiêu gia cầm dương tính với H5N1 đã “sổng chuồng” khỏi cơ quan kiểm định ở Đồng Tháp. Hay nói rộng ra, là ai kiểm tra số gia cầm sống, bán tràn lan hiện nay ở ĐBSCL, liệu trong số đó có gia cầm đã nhiễm bệnh chưa !?

“Động trời mấy tay bán thức ăn” !

“Không thể kiểm soát nổi vịt chạy đồng hiện nay” - ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp nhận định. Ông Hiền mong có sự phối hợp và hỗ trợ của nhiều lực lượng khác. Đồng Tháp và An Giang là hai địa phương đầu nguồn lũ, có diện tích đất sản xuất lúa lớn ở ĐBSCL. Vì vậy, thường xuyên phải “đau đầu” quản lý đàn vịt chạy đồng rất lớn di chuyển đến khi thu hoạch lúa. Tâm điểm hiện nay là chuyển sang quản lý chặt đàn vịt. Bởi khác với gà, vịt mang bệnh khó có thể nhận ra qua những biểu hiện bên ngoài.

Bộ NN&PTNT nhận định: “Đối với bệnh cúm gia cầm hiện nay, do vi-rút cúm đã lưu hành trong đàn thủy cầm, đàn chim hoang và chim di trú tại rất nhiều địa phương. Đặc biệt, gần đây đã xuất hiện nhiều nhánh vi-rút cúm mới xâm nhập vào trong nước qua nhiều đường”. Theo Công văn số 192 của Bộ NN&PTNT ngày 15/1/2013, của Bộ NN&PTNT thì: Bộ đang xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng chống cúm gia cầm tại Việt Nam giai đoạn 2013-2017”. Theo đó, Bộ NN&PTNT đề xuất: Tập trung tiêm phòng triệt để cho đàn vịt, khuyến kích tiêm phòng cho đàn gà. Đáng lưu ý là: “Ngân sách địa phương đảm bảo mua vắc-xin tiêm phòng dịch, người chăn nuôi chi trả công tiêm phòng”. Đây là điều mà một số ngành thú y ở khu vực ĐBSCL lúng túng. Vì “trở tay không kịp”, lấy đâu ra nguồn kinh phí để mua vắc-xin tiêm phòng. Lãnh đạo tỉnh nào linh hoạt thì xuất kinh phí mua vắc-xin tiêm phòng, còn tỉnh nào chậm thì kế hoạch tiêm phòng vắc-xin sẽ “đầy da beo” là điều hiển nhiên.

“Khi có dịch cúm xảy ra thì nhiều ngành mới hỗ trợ với ngành thú y dập dịch. Còn bình thường thì “khoán trắng” mọi việc cho ngành thú y”. Người dân buôn bán gia cầm cũng thế, khi có dịch thì dẹp bán gia cầm sống ở các chợ, khi hết dịch cúm thì lại bày bán tràn lan” - một cán bộ lãnh đạo thú y ở ĐBSCL nhận định. Điều mà các cán bộ thú y lo lắng hiện nay là sự “xâm lấn” của các cơ sở bán thức ăn và thuốc thú y. Vì người chăn nuôi hiện nay gần như “nghe theo bài” của các cơ sở bán thức ăn: tăng trưởng nhanh mà “bỏ qua” khâu tiêm phòng vắc-xin.

“Tiêm vắc-xin khi gia cầm còn nhỏ sẽ làm gia cầm yếu, sốc… tăng trưởng chậm. Đây là một cách tuyên truyền động trời của mấy tay bán thức ăn gia súc” - một cán bộ thú y ngao ngán nói. Đây là một phát sinh khá nan giải mới “chất thêm lên vai” ngành thú y. Xem ra, việc lập lại kênh tuyên truyền cho người chăn nuôi, người buôn bán gia cầm ở các chợ từ quê đến thành thị hiện nay mới là vấn đề cần thiết nhất !


Có thể bạn quan tâm

Nỗ Lực Xây Dựng Nông Thôn Mới Nỗ Lực Xây Dựng Nông Thôn Mới

Đầu năm mới Ất Mùi 2015, các cấp, các ngành và nhân dân huyện Châu Thành A đang hối hả bắt tay thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong năm nay. Trong đó, quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được địa phương đặt lên hàng đầu.

06/03/2015
Giá Lúa Nhích Lên Nhờ Hoạt Động Thu Mua Tạm Trữ Vụ Đông Xuân Giá Lúa Nhích Lên Nhờ Hoạt Động Thu Mua Tạm Trữ Vụ Đông Xuân

Vụ Đông Xuân 2014-2015, nông dân An Giang xuống giống 238.261ha, hiện đã thu họach gần 40% diện tích, với năng suất bình quân đạt 6,7 tấn/ha, khả năng đạt sản lượng trên 2 triệu tấn, như vậy sản lượng thu mua tạm trữ chỉ chiếm hơn 10% tổng sản lượng lúa Đông Xuân 2014-2015.

06/03/2015
Xoài Cát Hòa Lộc Tiền Giang Chinh Phục Thị Trường Thế Giới Xoài Cát Hòa Lộc Tiền Giang Chinh Phục Thị Trường Thế Giới

Huyện Cái Bè nằm ở phía đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) có diện tích lớn nhất trồng xoài lớn nhất với trên 3.300ha. Đây cũng là quê hương của giống xoài cát Hòa Lộc nổi tiếng cả nước với chất lượng vượt trội, được ưa chuộng ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

06/03/2015
Xuất Khẩu Gạo Giảm Mạnh Xuất Khẩu Gạo Giảm Mạnh

Đáng chú ý hơn, Trung Quốc - thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu theo hình thức qua biên giới và tăng cường nhập khẩu gạo theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung giá thấp nên xuất khẩu gạo 2015 sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

06/03/2015
Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Từ Phụ Phẩm Lúa Gạo Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân Từ Phụ Phẩm Lúa Gạo

Còn trấu có thể được ép thành viên, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... để làm chất đốt cho các lò sấy, lò hơi, hay chất độn chuồng trong chăn nuôi, với giá bán khoảng 500 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng được tận dụng để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, xà phòng, hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi.

06/03/2015