Cử tri đề nghị có Luật Bảo vệ nông dân
Cử tri đã đề nghị Quốc hội nghiên cứu ban hành “Luật Bảo vệ nông dân”.
Lý do nước ta là nước nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, nếu Quốc hội sớm ban hành “Luật Bảo vệ nông dân” thì nhân dân rất phấn khởi.
Cử tri của nhiều địa phương cũng kiến nghị, trong thời gian qua, xuất hiện việc thương lái thu mua một số hàng hóa nông sản với giá cao, nông dân đua nhau sản xuất, nhưng sau đó thương lái không thu mua nữa đã gây tổn thất nặng cho nông dân và sự bất ổn nền kinh tế hàng hóa nông nghiệp.
Điều này cho thấy hoạt động thu mua của thương lái không có sự kiểm soát chặt chẽ của ngành chức năng và chưa thấy có chế tài.
Cử tri của nhiều địa phương cho rằng, hiện nay việc phát triển nông nghiệp thiếu tuân thủ quy hoạch, thiếu liên kết 4 nhà; thiếu định hướng tư vấn của Nhà nước nên sản xuất hàng hóa chạy theo lợi nhuận trước mắt, không tính đến lâu dài.
Vì thế, cung vượt quá cầu, một số lĩnh vực được mùa mất giá.
Một trong những vấn đề khiến cử tri ở nhiều địa phương bức xúc và tiếp tục phản ánh đó tình trạng giống, phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng vẫn còn phổ biến trên thị trường; giá cả hàng nông sản bị tư thương ép giá, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân nhưng chưa được các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý triệt để.
Cử tri đã kiến nghị Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, có giải pháp kiềm chế, kiểm soát để bình ổn giá giá giống và vật tư nông nghiệp; Nhà nước cần nghiên cứu đưa các sản phẩm vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc nông nghiệp, giống...
vào đối tượng được Nhà nước quản lý về giá, kiên quyết xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm;… đồng thời, có chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Vụ xoài năm 2014, bà con trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) chịu thiệt hại khá nặng do dịch bệnh, giá cả xuống thấp. Do đó, bước sang vụ xoài mới, nhiều nông hộ ở Cam Lâm đã quyết định chuyển giống xoài địa phương sang giống xoài Úc, nhằm nâng cao thu nhập.
Sản lượng đánh bắt thủy sản toàn tỉnh tháng 10/2014 ước đạt 22.529 tấn, lũy kế 10 tháng đạt 172.579 tấn hải sản các loại, đạt 92% kế hoạch năm, tăng 6,1% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá tăng 3,2%, tôm tăng 6,6%, hải sản khác tăng 20,5%. Địa phương có sản lượng khai thác tăng nhiều nhất là Tuy Phong (tăng 4.470 tấn), Phan Thiết (tăng 4.381 tấn), La Gi (tăng 1.151 tấn).
Xây dựng những cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh được Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vạch ra kế hoạch mới đây với nội dung rất hấp dẫn, bởi giải quyết đúng vấn đề nông dân đang quan tâm. Đó là tiêu thụ nông sản ổn định thông qua hợp đồng... tuy nhiên, điều khó nhất là tìm được nhà đầu tư.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 9 năm 2014, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu là 11.124 ha giảm 1.624 ha so tháng trước. Tuy nhiên, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu vẫn còn chiếm tỉ lệ cao (48,20%) so tổng diện tích thanh long của tỉnh.
Ông Trình Anh Tuấn, người trực tiếp chăm sóc cá Song Vua trên bè nuôi tại làng bè Long Sơn cho biết: “Từ nhiều năm trước, một số hộ nuôi trên làng bè đã mạnh dạn mua giống cá này về nuôi thả trên bè, mặc dù giá giống rất cao từ 35.000 đến 50.000đ/con tùy kích cỡ.