Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Tổng Kết Vụ Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014
Ngày 17/11, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết tôm nước lợ năm 2014 và triển khai kế hoạch nuôi tôm năm 2015. Dự Hội nghị có đồng chí Lê Thành Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các địa phương, hiệp hội nuôi tôm, doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ nuôi tôm tiêu biểu trong tỉnh.
Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, trong niên vụ tôm nước lợ 2014, toàn tỉnh đã thả nuôi trên 46.700 ha, đạt hơn 104% kế hoạch, tăng trên 3% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh chiếm gần 84% với hơn 39.000 ha, tăng 5.700 ha so với cùng kỳ; riêng diện tích nuôi tôm thẻ là trên 27.100 ha, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2013. Hiện toàn tỉnh còn khoảng 4.000 ha tôm chưa thu hoạch.
Ước sản lượng tôm nước lợ đến cuối năm đạt 81.700 tấn, trong đó sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt gần 66.000 tấn. Năng suất bình quân đối với tôm thẻ chân trắng đạt 1,1 tấn/ha, tôm sú là 3,7 tấn/ha. Diện tích nuôi tôm bị thiệt hại trong vụ nuôi năm 2014 là 19.550 ha, chiếm hơn 41% diện tích thả nuôi và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2013. Ước giá trị thiệt hại tôm trên 200 tỷ đồng.
Theo ông Quách Văn Nam - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014, được sự quan tâm của các Bộ ngành Trung ương và địa phương, sự phối hợp của các địa phương trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Theo đó, vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 được khuyến cáo thả nuôi theo 2 đợt, bắt đầu từ ngày 15/11/2013 và kết thúc thả giống ngày 31/7/2014. Qua nhận định của các địa phương và các hộ nuôi, khung mùa vụ phù hợp với điều kiện thực tế và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Tuy nhiên, do diễn biến của thời tiết khá phức tạp, thời tiết lạnh kéo dài và chuyển sang nắng gay gắt đột ngột làm cho môi trường ao nuôi bị biến động, sức đề kháng tôm yếu, dễ phát sinh dịch bệnh, làm cho diện tích thiệt hại nhiều. Tôm thiệt hại chủ yếu là do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tuỵ.
Bên cạnh đó, nguồn tôm giống thiếu khi vào đầu vụ, chất lượng chưa đạt yêu cầu, tình trạng tôm không đạt kích cỡ, tôm kém chất lượng vẫn còn xảy ra. Các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ thường thiếu hệ thống ao lắng, ao xử lý nước thải nên dễ gây ô nhiễm nguồn nước, khi những vùng có công bố dịch, hộ dân chưa tuân thủ vẫn tiếp tục thả nuôi, dẫn đến diện tích nuôi tiếp tục bị thiệt hại…
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến của các hiệp hội, hộ dân, các địa phương có diện tích thả nuôi lớn tiếp tục xoay quanh vấn đề quản lý môi trường nước, xây dựng vùng nuôi an toàn, việc quản lý chất lượng nguồn tôm giống, yêu cầu cấp thiết về việc đầu tư, xây dựng nguồn tôm giống đạt chuẩn chất lượng cho người nuôi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phải dự báo về tình hình thời tiết, biến động môi trường đối với vụ nuôi trong năm, hướng đến việc giảm mức thiệt hại tôm trong những năm tới, trước mắt là dưới 20% trong năm 2015.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Thành Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những kiến nghị của các đại biểu. UBND tỉnh sẽ tăng cường phối hợp với các Bộ ngành liên quan xem xét và tăng cường quản lý, kiểm tra nguồn gốc tôm bố mẹ và kiểm tra chất lượng, giá thành các loại nguyên vật liệu phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.
Để nghề nuôi tôm nước lợ ngày càng phát triển bền vững, trước mắt là vụ tôm nước lợ 2015 sắp tới được thuận lợi và thành công, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành nông nghiệp tăng cường công tác quản lý vùng nuôi, mùa vụ nuôi; tăng cường quản lý vùng dịch sau khi có công bố dịch tôm; kiểm tra các dịch vụ sản xuất và kinh doanh thủy sản. Đồng thời, tỉnh sẽ kiến nghị Tổng cục Thủy sản hỗ trợ cho các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói riêng về công tác đánh giá, quan trắc môi trường, tổ chức lại sản xuất phù hợp với điều kiện hiện nay.
Nguồn bài viết: http://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwOL4GAnA08TRwsfvxBDRxNXA_2CbEdFAHq6-KI!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/soctrangsite/trangchu/tintucsukien/nongnghiepnongthon/hoinghitongkettomnuoclo
Có thể bạn quan tâm
Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 32/CĐ-TW yêu cầu các tỉnh, TP, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương xây dựng phương án cấp nước phục vụ sản xuất.
Hiện nay, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đang vào mùa thu hoạch rộ Hồng quân núi. Nhờ cây hồng quân mà bà con quanh khu vực Núi dài, Núi Két, Núi Cấm có được nguồn thu nhập khá cao và giải quyết được công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động khi vào mùa thu hoạch.
Nhờ sự cần cù, chịu khó, năng động trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ông Lâm Thành Thắm, ấp Cây Dâu, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã thành công từ việc trồng loại cây có múi với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều nhưng hàng năm số hội viên ND kết nạp mới vẫn tăng. Có được điều này là do các cấp Hội ND trong quận đã nỗ lực xây dựng và triển khai các hoạt động sát sao, thiết thực với lợi ích của hội viên.
Mới đây, ông Nguyễn Tiến Dũng - Bí thư chi bộ khối phố Xuân Hà A1, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng, có đơn gửi Đảng ủy phường đề nghị cho giải thể chi hội nông dân (ND) tại khối phố. Đơn đề nghị của ông Dũng không được Đảng ủy phường chấp nhận.