Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển mô hình nuôi tôm theo hướng liên kết và thâm canh

Phát triển mô hình nuôi tôm theo hướng liên kết và thâm canh
Ngày đăng: 22/08/2015

Với mô hình nuôi tôm thâm canh, ông Trần Văn Tỷ (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) đã có thu nhập 100 triệu đồng/ha thả nuôi. Hiện nay ông Tỷ có 1,5 ha đang nuôi tôm sú thâm canh. Ông Tỷ cho biết: “Ưu điểm của nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh là thời gian nuôi ngắn (từ 2,5 - 3 tháng), có thể nuôi với mật độ cao (80 - 100 con/m2), thu hoạch sản lượng lớn.

Tuy nhiên, nuôi loại tôm này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với tôm sú, nhất là đảm bảo nhu cầu ôxy hòa tan trong suốt quá trình nuôi. Bên cạnh đó, phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các loại vật tư nông nghiệp đầu vào; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ về ao nuôi, môi trường nước, môi trường nuôi...". Nhờ những kinh nghiệm này, ông Tỷ thu hoạch 25 tấn tôm, lãi gần 1,5 tỷ đồng/vụ nuôi năm 2014-2015 và hiện ông đang tiếp tục thả nuôi.

Nếu như trước đây, nhiều người nuôi tôm sú trong mô hình lúa - tôm kết hợp ở vùng phía Bắc huyện Hồng Dân và Phước Long, thì nay tôm sú dần được thay thế bằng con tôm càng xanh. Bởi, tôm càng xanh bán được giá khá cao, năng suất ổn định, ít bị dịch bệnh. Hiện nay diện tích nuôi tôm càng xanh ngày càng tăng. Cụ thể, huyện Hồng Dân, năm 2010 diện tích nuôi tôm càng xanh chỉ có 180 ha, nhưng năm 2015 đã tăng lên trên 750 ha.

Ông Võ Văn Út, Bí thư huyện ủy Hồng Dân cho biết, để giúp nông dân trong huyện nắm bắt những kỹ thuật cần thiết áp dụng vào mô hình sản xuất lúa - tôm, ngành chức năng huyện Hồng Dân đã mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn người nuôi tôm cách chọn giống, tạo nguồn thức ăn bổ sung để tôm phát triển nhanh… mang lại hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều bà con ở vùng chuyển đổi vẫn lo lắng về thiếu con giống và chất lượng con giống trên thị trường. Nhiều người cho rằng, cần có điểm phân phối tôm giống đạt chất lượng cho vùng chuyển đổi nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại cho người nuôi.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hồng Dân, để giúp người dân vùng chuyển đổi lúa - tôm của huyện yên tâm phát triển sản xuất, trước mỗi vụ nuôi, Phòng đều cử cán bộ xuống cơ sở trực tiếp giúp người dân xử lý, cải tạo môi trường; đồng thời cử cán bộ đến các trại sản xuất tôm giống để lấy mẫu xét nghiệm. Và từ kết quả xét nghiệm, đơn vị sẽ cung cấp địa chỉ sản xuất tôm giống đạt chất lượng để bà con đến mua giống về thả nuôi.

Ngành nông nghiệp Bạc Liêu khuyến cáo nhiều giải pháp để người nuôi áp dụng như: khuyến khích nông dân nuôi tôm mật độ thưa; khi nuôi phải có ao ương, ao lắng, đặc biệt là ao lắng sinh thái. Người nuôi tôm phải có trách nhiệm với cộng đồng, không bơm nước xả thải ao tôm ra ngoài kênh; tăng cường sử dụng vi sinh, nuôi tôm thân thiện với môi trường.

Đặc biệt là đẩy mạnh kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư ở lĩnh vực sản xuất tôm giống, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi. Bên cạnh đó, xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định Luật Bảo vệ môi trường; đồng thời tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; cập nhật các công nghệ nuôi tiên tiến, hiện đại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hướng dẫn người nuôi áp dụng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá lồng trên hồ Khe Lời Nuôi cá lồng trên hồ Khe Lời

Những năm gần đây, nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi Khe Lời (xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) mang lại giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương...

12/09/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trắm đen Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trắm đen

Tháng 3-2014, từ nguồn vốn vay của Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương, 20 hộ dân ở xã Sông Khoai (TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã mạnh dạn tham gia dự án “Mở rộng mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp”. Sau hơn 1 năm triển khai, dự án đã góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân và mở ra hướng đi mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

12/09/2015
Hỗ trợ Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh thủy sản Hỗ trợ Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Kiên Giang để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

12/09/2015
Cá đồng khan hiếm Cá đồng khan hiếm

Theo nhiều người dân, chưa có lúc nào các loại cá đồng ở Hậu Giang lại cao như thời điểm hiện nay. Cụ thể, giá cá lóc loại lớn lên đến 120.000 đồng/kg, tăng 30.000 - 40.000 đồng/kg so với cùng kỳ; cá trê vàng từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg. Các loại cá khác, cua, ếch đều tăng cao so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý, mọi năm thường vào thời điểm này cá đồng được bày bán tại các chợ khá nhiều, nhưng năm nay nhiều điểm chợ không thấy bán cá đồng, hoặc có thì đa phần chỉ là cá nhỏ.

12/09/2015
Bẫy mực trên vịnh Cam Ranh Bẫy mực trên vịnh Cam Ranh

"Chỉ việc thả những chiếc bóng xuống lòng biển để dụ mực lá vào đẻ trứng, thế là có thu hoạch”, ngư dân Đặng Văn Tý - tổ dân phố Hòa Do 5B (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chia sẻ về công việc bẫy mực, khiến chúng tôi không khỏi tò mò về cái nghề tưởng như làm chơi ăn thật này.

12/09/2015