Tập trung tăng sản lượng tôm sú

Nhìn vào cơ cấu và giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản những năm qua sẽ thấy, con tôm luôn chiếm một phần quan trọng trong kế hoạch xuất khẩu hằng năm của các nhà quản lý. Năm 2014, trong 8 tỉ USD xuất khẩu thủy sản, con tôm chiếm hơn 51%. Vì thế, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỉ USD, giảm 28% so cùng kỳ năm trước đã khiến giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm giảm 16% so với cùng kỳ.
Hiện con tôm Việt Nam có 3 thị trường quan trọng là Mỹ, Nhật và EU, trong đó, Mỹ và Nhật là 2 thị trường quyết định đến giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Năm nay, 2 thị trường này giảm sức mua đã ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của con tôm.
Theo VASEP, những năm trước, hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện đồng loạt tại các nước nuôi tôm, khiến nguồn tôm nguyên liệu cung cấp cho thị trường giảm, trong khi nhu cầu không giảm. Năm nay, EMS đã được khống chế ở hầu hết các nước, vì thế sản lượng tôm nuôi được dự báo tăng mạnh. Một khi nguồn cung tôm từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan… dồi dào, các nhà nhập khẩu sẽ “tạm dừng” để làm giá.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 5/8 tại Bộ NN&PTNT, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, sản lượng tôm suy giảm do xâm nhập mặn và diễn biến thời tiết với nhiệt độ cao vào các tháng 3, 4 và 5. Ngoài ra, xuất khẩu tôm khó khăn vì sức mua thị trường yếu, chênh lệch về tỉ giá nên bất lợi cho xuất khẩu… Từ nay đến cuối năm, ngành thủy sản sẽ tập trung thúc đẩy sản xuất tăng sản lượng tôm sú, phát triển tôm sú nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến.
Ông Phạm Anh Tuấn cho biết: “Tôm sú khi sản xuất theo mô hình quảng canh và quảng canh cải tiến sẽ có giá thành sản xuất thấp, khả năng cạnh tranh cao hơn, bên cạnh đó làm theo mô hình này ít rủi ro dịch bệnh. Đặc biệt, mặt hàng tôm sú có sự cạnh tranh về phân khúc thị trường thấp hơn tôm thẻ chân trắng vì số nước đang sản xuất tôm sú không còn nhiều. Chính vì vậy chủ trương của Bộ NN&PTNT trong những tháng cuối năm là tập trung vào đối tượng nuôi này để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản”.
Tháng 7, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt gần 620.000 ha, sản lượng gần 250.000 tấn. Trong đó, tôm sú có diện tích nuôi đạt hơn 573 ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ, sản lượng 131.000 tấn, giảm 3,7%. Tôm thẻ chân trắng có diện tích nuôi ước đạt hơn 45.000 ha, giảm 23,2% và giản lượng cũng giảm 11,6%.
Có thể bạn quan tâm

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn (An Giang) cho biết: Địa phương đã hoàn thành giao mốc 20/20 công trình nuôi tôm trên địa bàn.

Được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương), DNTN Trang Thủy (KCN An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) vừa đầu tư hệ thống băng chuyền cấp đông IQF 500 vào quy trình chế biến thủy sản xuất khẩu

Hà Lan là thị trường XK cá tra lớn của Việt Nam tại EU. Đây cũng là thị trường NK cá tra chế biến hàng đầu của các DN XK cá tra Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2015.

Với sản lượng khai thác trên 110 nghìn tấn hải sản/năm, Nghệ An có tiềm năng phát triển lĩnh vực chế biến thủy, hải sản, để từ đó tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực khai thác ngày một hiệu quả hơn.

Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2, đóng tại xã Phú Nhuận (Như Thanh) nằm trong chuỗi 8 trang trại chăn nuôi bò sữa công nghiệp hiện đại của Công ty CP sữa Việt Nam – Vinamilk.