Sản xuất vải, bao bì, thắt lưng… từ lá khóm
Với đề tài “Tơ sợi thiên nhiên từ lá khóm”, 5 học sinh trường THPT An Lạc Thôn gồm: Lê Song Hồ, Trần Thanh Tú, Nguyễn Liêm Phúc, Ngô Tường Khánh, Mai Nguyễn Bảo Hân vừa đoạt giải nhất hội thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng Sóc Trăng 2015.
Thầy Nguyễn Ngọc Hải, giáo viên dạy môn Sinh học của trường, người hướng dẫn đề tài, kể:“Vào tháng 9-2014, khi tỉnh triển khai hội thi, trường đã phố biến cho học sinh. Ban đầu, các em đã nghiên cứu tơ sợi trên lục bình, xơ dừa, lác nhưng không hiệu quả do không có độ bền, mau đứt”. Sau một thời gian, nhóm đã dùng lá khóm để thử nghiệm.
“Sau khi thu hoạch khóm, nông dân bỏ lá rất nhiều. Vì vậy tụi em nghĩ đem lá khóm về nghiên cứu xem sao”-Bảo Hân nói. Lá khóm khi được thu gom đem về rửa sạch, dùng chày đập dập lá hay sử dụng vi sinh vật phân hủy thịt lá, rồi loại bỏ phần thịt lá, giữ lại các sợi tơ. Sau đó, đem các sợi tơ này ngâm qua dung dịch axit axetic đến khi nào thấy trắng và đem phơi nắng. Em Lê Song Hồ vui mừng: “Không ngờ sợi sau khi tách ra từ lá khóm chịu lực tốt, từ 6-8 Newton, tuy mỏng nhưng kéo ra rất khó đứt”. Vì vậy, theo lời thầy Hải, loại tơ sợi này có thể dùng dệt vải, làm thắt lưng, dây thừng, tóc giả…
Tơ sợi từ lá khóm có độ bền cao, chịu lực tốt nên có thể dùng làm bao bì, quần áo, thắt lưng
Ngoài việc dùng làm nguyên liệu cho các ngành trên, tơ sợi từ lá khóm có thể dệt thành vải, sản xuất ra bao bì thân thiện với môi trường.
Bà Vũ Thị Hiếu Đông, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, nhận xét: “Tơ sợi từ lá khóm có tính ứng dụng rất cao vì có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, các em chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, còn việc đưa nó vào thực tế cần sự đầu tư, khai thác của nhiều đơn vị khác. Hiện chúng tôi đang hướng dẫn trường đăng ký bảo hộ bản quyền”.
Có thể bạn quan tâm
Điển hình như trang trại của gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn gồm hơn 10 ha với đủ loại cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này, gia đình ông chỉ trồng cà phê, điều, cao su, nhưng năng suất còn thấp.
Phú Thọ là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 4 trong cả nước với tổng diện tích hơn 16,1 ngàn ha, năng suất chè bình quân đạt 9,4 – 9,8 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi năm 2014 ước đạt xấp xỉ 143 ngàn tấn. Toàn tỉnh có 56 công ty, xí nghiệp chế biến chè xanh, chè đen với công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày; 1.200 cơ sở chế biến thủ công; 9 làng nghề chế biến chè. Sản phẩm chè của tỉnh hiện đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), vụ 1.2014 toàn huyện thả nuôi tôm trên diện tích hơn 962/972 ha, trong đó có 90 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống tôm thẻ chân trắng (TTCT), diện tích còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi tôm ghép với các đối tượng thủy sản khác.
Nếu như các năm trước, vào tháng 6, đến Bàu Nghè, nhiều người không muốn về bởi cảnh sắc vùng sen này níu giữ, thì năm nay, trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lơ thơ một ít cọng sen còn nguyên lá, đủ để người ta nhận ra đó là nơi trồng sen. Lội cả cánh đồng sen cũng chỉ tìm được vài bông.
Tái cơ cấu là yêu cầu bắt buộc để chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, nhanh bền vững, hướng tới mục tiêu có sản phẩm ở các thị trường ngoại tỉnh, xây dựng thương hiệu chăn nuôi Phú Thọ với những tiêu chí, phẩm cấp riêng như theo quy trình VietGAP, Global GAP.... Vậy đâu là những giải pháp để có thể đạt được mục tiêu đề ra ?