Cà Mau sẽ phát triển thêm 300 trại sản xuất tôm giống sạch

Việc thực hiện chương trình nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ mở thêm 300 trại sản xuất tôm giống, nâng số trại sản xuất tôm giống của tỉnh lên tới 800 trại. Theo đó, bảo đảm cung cấp khoảng 20 tỷ con tôm giống cho người nuôi tôm, đáp ứng 80% nhu cầu tôm giống sạch.
Theo đó, địa phương tiến hành xét chọn doanh nghiệp có điều kiện và năng lực sản xuất tôm giống; mở trại sản xuất có quy mô lớn và vừa. Người mở trại sản xuất tôm giống sẽ được hưởng một số ưu đãi như tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng thương mại, miễn giảm thuế... Cơ quan chức năng sẽ hỗ trợ kỹ thuật sản xuất tôm giống đối với những trại mới mở. Chương trình này cũng gắn kết nhà sản xuất tôm giống với nhà nông, bảo đảm hài hòa lợi ích.
Theo ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hội Chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau, chương trình phát triển tôm giống ở Cà Mau bắt đầu khởi động từ năm 2005. Có những thời điểm, số trại sản xuất tôm giống lên tới gần 1.000 trại. Tuy nhiên, con số này giảm dần theo các năm bởi thiếu chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp. Chương trình lần này có đi kèm chính sách ưu đãi, chắc chắn nguồn cung cấp tôm giống sạch cho người nuôi tôm ở Cà Mau được cải thiện.
Từ năm 2000, tỉnh Cà Mau đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng mở rộng diện tích đất nuôi trồng thủy sản. Đến nay, địa phương có 290.000 ha nuôi tôm với bình quân sản lượng nuôi trồng đạt 200.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất này chưa mang lại nguồn thu ổn định cho một bộ phận nông dân tại Cà Mau bởi tình trạng thiếu nguồn tôm giống chất lượng khiến bà con mua tôm giống trôi nổi, không qua kiểm dịch, hiệu quả đạt thấp.
Ông Phan Thông Minh, người sản xuất tôm giống có kinh nghiệm tại huyện Ngọc Hiển cho biết, chất lượng tôm giống quyết định tới 75% thành công của người nuôi tôm. Trường hợp người nuôi sử dụng tôm giống trôi nổi thì việc thất bại là khó tránh.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Văn Khánh (40 tuổi), trú tổ 5, phường Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi mỗi tháng thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng từ nuôi rắn.

Anh Nguyễn Đức Thịnh là hội viên nông dân chi hội thôn Bắc Song, xã Đông Hà huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đã nhiều năm liền, anh Thịnh được suy tôn là nông dân tiêu biểu của xã, của huyện, của tỉnh bởi thành tích gương mẫu đi đầu thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.

Đến thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh được nghe mọi người nhắc nhiều tới người phụ nữ đã mạnh dạn thay đổi tư duy trong sản xuất, biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với chăn nuôi cho thu nhập cao. Đó là chị Nguyễn Thị Chiên ở thôn Nà Tèn.

Thân cây vải thiều nhưng lại cho quả nhãn, điều kỳ diệu này đã xảy ra tại vườn cây ăn quả của gia đình nhà ông Lê Thế Hơn thôn Hiệp Tân xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

Đầu năm mới, nhà vườn trồng thanh long ruột đỏ ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) phấn khởi vì lần đầu tiên sản phẩm cây ăn trái địa phương được xuất khẩu sang tận Mỹ.