Cty Đường Quảng Ngãi Lãi Lớn
Doanh thu thuần trong 9 tháng đầu năm 2014 của Cty CP Đường Quảng Ngãi (QNS) đạt xấp xỉ 5.000 tỷ đồng, tăng 723 tỷ (17%) so với cùng kỳ năm 2013.
* Sữa đậu nành Vinasoy đóng góp hơn 50% lợi nhuận
Lãi gộp tăng tới 26%, tương ứng tăng hơn 300 tỷ lên 1.459 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp qua đó tăng từ 27,1% lên 29,2%.
Để đạt được mức tăng trưởng như trên thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng hơn 45% lên 758 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bán hàng đạt 629 tỷ đồng, tăng 40%.
Lợi nhuận trước thuế đạt 725 tỷ đồng, tăng 85 tỷ (13%). Lợi nhuận sau thuế đạt 614 tỷ đồng, tăng 123 tỷ (25%) so với cùng kỳ năm 2013.
Tính đến 30/9/2014, Cty có hơn 1.050 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn, chiếm 30% tổng tài sản. Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ tương ứng đạt 1.647 tỷ và 1.175 tỷ đồng.
Cty Thương mại Thành Phát là Cty con của QNS đã chi ra gần 840 tỷ đồng để mua lại khoảng 16% cổ phần của chính QNS. Số cổ phiếu này được hạch toán là cổ phiếu quỹ trên báo cáo hợp nhất.
Được biết, QNS đang một là trong những “hiện tượng” của ngành thực phẩm với kết quả kinh doanh rất ấn tượng.
QNS là một trong những DN lớn nhất trong lĩnh vực hàng thực phẩm tiêu dùng với danh mục sản phẩm khá đa dạng, từ đường, sữa đậu nành (Fami, Vinasoy), bánh kẹo (Bisca Fun), nước giải khát, bia… Trong đó sữa đậu nành là sản phẩm đóng góp chính vào doanh thu và lợi nhuận.
Khác với các đại gia thực phẩm khác, QNS có cơ cấu danh mục sản phẩm khá đa dạng từ đường, bánh kẹo, sữa giải khát đến bia. Trong đó, đáng chú ý nhất là sản phẩm sữa đậu nành.
Chỉ tính riêng nửa đầu năm nay, QNS đạt 2.360 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 350 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 374,6 tỷ, tăng 95 tỷ tương ứng tăng 33,8%.
Liên tục chia thưởng để tăng vốn nhưng lãi cơ bản trên 1 cổ phiếu (EPS) của QNS luôn ở trên mức 10.000 đồng. Năm ngoái, Cty đạt 578 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ 296 tỷ đồng, tương ứng EPS đạt 20.000 đồng.
Năm nay, dù đã tăng vốn gấp đôi lên 621 tỷ đồng nhưng nhiều khả năng Cty vẫn duy trì EPS lớn hơn vốn điều lệ. Mới tính đến cuối tháng 6/2012, lượng tiền mặt của Cty là 678 tỷ đồng, lớn hơn vốn điều lệ đồng thời có khoản cho vay hơn 170 tỷ đồng.
Đồng thời, QNS cũng đang vay nợ gần 700 tỷ đồng. Một số khoản vay Cty được hưởng lãi suất rất thấp, chỉ 5,4%/năm.
Đóng góp chính vào sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận là mảng sữa đậu nành với doanh thu đạt 911 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ và chiếm 38% tổng doanh thu. Lợi nhuận gộp của sữa đậu nành đạt 349 tỷ đồng, chiếm tới 54% tổng lợi nhuận gộp của QNS.
Năm ngoái, doanh thu sữa của Cty cũng tăng gấp đôi từ 600 tỷ lên 1.200 tỷ đồng.
Mảng bia cũng tăng trưởng tới 70% với doanh thu tăng từ 231 tỷ lên 393 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thuế tiêu thụ đặc biệt lớn, mảng bia vẫn chưa đóng góp nhiều vào lợi nhuận.
Trong khi mảng sữa đậu nành và bia tăng trưởng mạnh thì doanh thu của mảng đường ăn lại giảm 232 tỷ đồng, tương ứng giảm 25%. Doanh thu bánh kẹo giảm nhẹ từ 176 tỷ đồng xuống 172 tỷ.
Nửa đầu năm ngoái, đường đóng góp 45% lợi nhuận gộp nhưng nửa đầu năm nay chỉ còn chiếm 19%.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/cty-duong-quang-ngai-lai-lon-post135099.html
Có thể bạn quan tâm
Thực hiện tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế, thời gian qua hầu hết các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã thực hiện chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới. Nhờ vậy, các HTX đã phát huy được vai trò tự chủ trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tạo nên những chuyển biến tích cực.
Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã xây dựng nhiều mô hình, các đối tượng giống thủy sản mới đưa vào sản xuất có hiệu quả như: Mô hình nuôi cua biển, cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính, cá chình lồng, cá lóc... Trong những mô hình đó phải kể đến mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng.
Mặc dù hạn hán khiến năng suất giảm, chỉ còn 5-6 tấn/ha, song nhờ xoài Úc trồng nghịch vụ, giá cả tăng cao nên nhiều nhà vườn ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa vẫn thu được tiền tỉ.
Các thị trường lớn đang dần tự chủ về lương thực, các nước có nguồn gạo xuất khẩu dồi dào tạo cạnh tranh gay gắt, trong khi gạo của Campuchia lại đang đi vào thị trường EU và Trung Quốc làm cho gạo Việt gặp khó về đầu ra.
Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm phục vụ xuất khẩu. Nhưng nhiều năm nay người dân vẫn phải đối mặt với tình trạng tôm chết do bệnh dịch.