Làm thẻ căn cước cho sâm Ngọc Linh
Rồi Dự án phát triển bảo tồn nguồn cây sâm giống gốc, Dự án nghiên cứu thực địa phân lô theo từng tiểu khu rừng cho người dân và doanh nghiệp thuê môi trường rừng trồng sâm.
Để thực hiện những công việc đó hài hòa giữa các mối quan hệ, không để xảy ra tranh chấp, tạo sự đồng thuận phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh quả là một “núi” công việc.
Đặc biệt để cho cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam có tấm thẻ căn cước - tấm thẻ thông hành có thể vươn ra khắp thị trường trong nước và quốc tế mà không bị thổi còi, đòi hỏi Quảng Nam và Kon Tum - hai địa phương sở hữu giống sâm Ngọc Linh quý hiếm thuộc loại bậc nhất thế giới cùng nhau phối hợp xây dựng đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Vậy chỉ dẫn địa lý là gì? Theo ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở KH&CN, người trực tiếp làm công việc này, nói nôm na đó là làm “thẻ căn cước” cho cây sâm.
Chỉ dẫn cung cấp thông tin về những đặc tính vốn có, nơi sinh trưởng, phát triển của loài cây, màu sắc, tính chất mùi vị đều được ghi đầy đủ để chứng minh rằng chỉ ở nơi đó, vùng đất có khí hậu thổ nhưỡng đó mới cho ra được sản phẩm có chất lượng riêng có mà không nơi nào có được.
Chỉ dẫn địa lý là khẳng định cái không giống nhau của các loại cùng loài, để tránh kẻ gian làm hàng giả xen vào.
Hiện Sở KH&CN Quảng Nam và Sở KH&CN Kon Tum đang phối hợp chặt chẽ xúc tiến các bước cho chỉ dẫn địa lý củ sâm Ngọc Linh gồm các bước theo thứ tự ưu tiên:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn; thứ hai, xây dựng bản đồ chỉ đẫn địa lý; thứ ba, xây dựng tem nhãn và phương tiện quảng bá thương hiệu chỉ dẫn địa lý; thứ tư hiệu quả, bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển chỉ dẫn địa lý.
Theo đó, hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum tiến hành khảo sát thực địa, công việc này sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.
Các công đoạn còn lại sẽ xúc tiến làm khẩn trương trong năm 2016, phấn đấu đến tháng 11.
2016 sẽ hoàn chỉnh trình lên Bộ KH&CN xem xét thẩm định nghiệm thu.
Được biết, chi phí cho dự án này gần 1 tỉ đồng, một số tiền không lớn nhưng sẽ làm cho củ sâm Ngọc Linh có giá trị thương hiệu vô giá.
Khi chỉ dẫn địa lý về củ sâm Ngọc Linh được đăng ký và được Bộ KH&CN cấp chứng chỉ, cùng với chỉ dẫn địa lý cho vỏ quế Trà My được công nhận trước đó, huyện Nam Trà My sẽ sở hữu 2 loại giống cây đặc hữu mà không nơi nào có được đó là ngọc quế và sâm Ngọc Linh.
Điều này tạo cơ sở để Nam Trà My phát triển vùng dược liệu đặc hữu quy hiếm đẳng cấp quốc gia và khu vực.
Đây chính là tiền đề, là động lực đưa Nam Trà My nhanh chóng thoát nghèo vươn lên làm giàu từ tiềm năng sẵn có của mình.
Có thể bạn quan tâm
Từ những đồng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ước mơ thoát nghèo của hàng nghìn hộ ở huyện Lục Yên, Yên Bái đã thành hiện thực, họ thêm vững tin vươn lên trong cuộc sống...
Sau một thời gian làm công cho các trại nuôi cá hồi ở Sa Pa (Lào Cai) để học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt công nghệ nuôi cá hồi, anh thanh niên dân tộc Thái Lò Ngọc Thủy ở thị trấn Ít Ong, huyện Mường La (Sơn La) đã đầu tư nuôi cá hồi vân trên đỉnh núi Sam Síp có độ cao chừng 1.200 m.
Thời tiết khắc nghiệt kéo dài trong những ngày qua đã khiến cho các chủ đầm nuôi thủy sản ở Nam Định thiệt hại lớn vì tôm, ngao chết hàng loạt.
Những năm qua, anh Nguyễn Văn Khởi, ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân (Cà Mau), là một trong những người thực hiện thành công và có hiệu quả cao mô hình cấy lúa trên đất nuôi tôm.
Trong những năm qua, huyện Pác Nặm luôn xác định phát triển chăn nuôi là một trong những hướng đi quan trọng giúp người dân xoá đói, giảm nghèo và thực tế đã cho thấy đây là hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, công tác phát triển chăn nuôi hiện nay ở Pác Nặm còn gặp nhiều khó khăn, cần có những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy hơn nữa.