Ngôi nhà chung của ngư dân

Trong năm qua, đối diện với nhiều khó khăn như chi phí sản xuất tăng nhanh, đầu ra hải sản không ổn định, một số tàu cá gặp nạn trên biển, nhưng ngư dân xã Bình Dương vẫn thu được nhiều thành quả trong quá trình vươn khơi bám biển gắn với bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Sản lượng thu được sau một năm bám biển của ngư dân trong nghiệp đoàn đến thời điểm này đạt 2.500 tấn.
Hiện tại, Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương có 267 lao động thường xuyên tham gia đánh bắt hải sản trên 28 tàu cá, hoạt động trong 8 tổ đoàn kết sản xuất trên biển.
Điều đáng ghi nhận là các ngư dân trong nghiệp đoàn đã mạnh dạn tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để đóng mới tàu cá công suất lớn, tăng năng lực khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
Khi Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) ra đời, các đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá của xã đã mạnh dạn đăng ký triển khai.
Đến thời điểm này, số ngư dân trong nghiệp đoàn được nhận quyết định đóng mới tàu cá theo Nghị định 67 là 10 người, trong số đó có 7 tàu vỏ thép và 3 tàu vỏ gỗ sẽ được đóng mới từ nguồn vốn vay ưu đãi.
Tàu vỏ gỗ của đoàn viên ngư dân Võ Thảo được đóng mới từ Nghị định 67 đang sắp sửa hoàn thành.
Hai tàu vỏ sắt của các đoàn viên Nguyễn Trọng Vỹ và Phạm Văn Tư đang khẩn trương thi công và dự kiến sẽ hạ thủy vào đầu năm 2016.
Ngày đầu thành lập nghiệp đoàn với 236 đoàn viên (nay là 267 đoàn viên), đoàn viên nghiệp đoàn luôn phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.
Trong năm qua, ngư dân trong nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương đã hỗ trợ hơn 10 tàu cá của ngư dân không may hỏng máy, gặp nạn trên biển.
Các đoàn viên ngư dân đã phối hợp với nhau trục vớt thành công 3 tàu cá bị chìm tại âu thuyền Hồng Triều.
Nghiệp đoàn nghề cá Bình Dương đã trích quỹ hoạt động, tặng các phần quà có giá trị 10 triệu đồng cho các đoàn viên là chủ tàu bị hỏng máy trong quá trình bám biển.
Riêng ngư dân Trương Công Bình đã tự ủng hộ 2 ngư dân trong nghiệp đoàn bị chìm tàu 1,5 triệu đồng.
Từ nguồn quỹ hoạt động của mình, Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương cũng đã tạo điều kiện cho 5 chủ tàu gặp nạn trên biển mượn 100 triệu đồng để sửa chữa tàu cá.
Đến nay 3 chủ tàu đã hoàn trả tiền vay, 2 chủ tàu khác cam kết trả nợ cuối năm 2015 này.
Ông Cao Đình Phương - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương cho biết, nhiệm vụ đặt ra của nghiệp đoàn trong năm 2016 là phấn đấu đạt sản lượng khai thác hải sản 2.
700 tấn; đưa 3 tàu cá đang đóng mới theo Nghị định 67 đi vào hoạt động trên các vùng biển xa; tiếp tục đóng mới từ 3 tàu vỏ thép và vỏ gỗ theo nghị định.
Ông Phương đề xuất, Liên đoàn Lao động huyện Thăng Bình cần thường xuyên tổ chức tập huấn đối với các ngư dân là đoàn viên nghiệp đoàn về những nghiệp vụ chuyên môn để phát huy hiệu quả hoạt động.
Ngành thủy sản huyện Thăng Bình cũng nên định kỳ hàng năm tổ chức hướng dẫn công nghệ mới, chuyển giao khoa học - kỹ thuật tiên tiến để ngư dân sản xuất hiệu quả hơn.
Cùng với đó, các ban ngành nên có cơ chế hỗ trợ kịp thời khi tàu của ngư dân trong nghiệp đoàn không may bị sự cố và tăng cường lực lượng tuần tra trên biển đảo, bảo vệ ngư dân trước sự quấy phá của tàu nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Mùa mưa bão tại các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên - Huế trở ra, thời tiết thay đổi thất thường dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, cá bị bệnh dịch hoặc thất thoát ra ngoài tự nhiên. Bà con nuôi cá lồng cần có những biện pháp chủ động ứng phó.

Bạn đọc Hoàng Văn Sơn (Lai Châu) hỏi: Mới đây Nhà nước có chính sách hỗ trợ hộ nghèo tham gia trồng rừng. Đề nghị cho biết đối tượng nào được hỗ trợ; hỗ trợ những gì, mức hỗ trợ ra sao?

Giảm chi phí trong sản xuất, áp dụng những kỹ thuật mới, nâng cao hiệu quả, góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa cho bà con nông dân (ND) là mục đích của dự án áp dụng 3 giảm 3 tăng và kỹ thuật trồng lúa SRI.

"Việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là quá trình lâu dài, đòi hỏi nỗ lực, trách nhiệm của cả Chính phủ, các cơ quan, địa phương liên quan và của doanh nghiệp, người nông dân”- Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh

“Với việc Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ chuẩn bị các bước để khởi kiện Mỹ bán phá giá gà tại Việt Nam, đây có thể coi là lần đầu tiên các đơn vị của Việt Nam đi kiện Mỹ bán phá giá” – ông Phạm Anh Tuấn - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản chia sẻ với NTNN.