Công bố quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnh sông Krông Ana
Theo đó, phạm vi bảo tồn nằm trên địa phận hành chính của 2 huyện: Lắk (gồm 3 xã: Đắk Liêng, Buôn Tría, Buôn Triết) và Krông Ana (các xã Dur Kmăl, Quảng Điền, Bình Hòa, Ea Na, thị trấn Buôn Trấp).
Chi cục Thủy sản phối hợp với Huyện Đoàn Krông Ana (Đắk Lắk) tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản trên sông Krông Ana
Đối tượng bảo tồn là các loại cá bản địa có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ tuyệt chủng như cá thác lác, lăng đuôi đỏ, sọc dưa, cá còm, chiên lăng, ngựa xám, mõm trâu… và hành lang di cư của loài cá sấu xiêm.
Vùng quy hoạch bao gồm 3 vùng chính: vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái và vùng đệm.
Vùng bảo vệ nghiêm ngặt có tổng diện tích 1.377 ha, trong đó mặt nước thuộc lưu vực sông Krông Ana là 198 ha và 1.179 ha ven bờ sông (là hành lang di cư của đối tượng lưỡng cư).
Phạm vi vùng bảo vệ nghiêm ngặt gồm khu vực các bãi đẻ của các đối tượng thủy sản và hành lang di cư của cá sấu xiêm được phân định bằng các phao cắm, đây là khu vực nghiêm cấm tuyệt đối các hoạt động khai thác thủy sản.
Vùng phục hồi sinh thái có tổng diện tích 1.605 ha, trong đó phần thuộc mặt nước sông 197 ha, phần không thuộc mặt nước sông 1.408 ha.
Vùng đệm có tổng diện tích 1.875 ha, bao gồm các suối chảy vào hồ, các vực nước, đầm lầy, ruộng lúa và hoa màu ở lưu vực…
Việc thiết lập và đưa vào hoạt động Khu bảo tồn vùng nước nội địa cấp tỉnh sông Krông Ana nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các loài động thực vật sinh sống trong khu vực, đặc biệt là hành lang di cư của loài các sấu xiêm; tăng cường nhận thức và kiến thức về môi trường, bảo đảm chia sẻ lợi ích và cải thiện sinh kế...
Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch là 8,2 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, đến các huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công hỏi thăm 10 người NTNL thì có tới 9 người nuôi TTCT. Đó là do con TTCT đã thực sự là “cứu cánh” của nhiều người NTNL với lợi thế quan trọng nhất là thời gian nuôi ngắn hơn, sản lượng cao hơn, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích lớn hơn so với TS.
Buổi sáng hôm ấy, đuổi theo tầm mắt chúng tôi là màu xanh nối đuôi nhau. Cái màu xanh bàng bạc của keo lá tràm trên 10 năm tuổi đã làm cho trời Phong Bình, Phong Chương, Điền Môn, Điền Lộc, Phong Hải, Thừa Thiên - Huế... dịu hẳn lại. Khi hạ kính để nhoài mình ra không gian một lúc, chừng như tôi nghe mùi của biển trong tiếng sóng vẳng lại từ phía bên kia cánh rừng.
Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thu nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân nhân rộng.
Anh Trần Đình Toàn ở ấp An Định, xã An Bình (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) với mô hình nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Mỗi đợt thu hoạch, anh thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Từ nghèo khó, nhờ con ba ba mà gia đình anh đã vươn lên khá giàu.
Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh An Giang đến tận nơi thu mua cá lóc giống với giá dao động từ 320.000 đến gần 400.000 đồng/kg (tăng hơn khoảng 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ và xuất bán sang thị trường Campuchia.