Công bố kết quả đề tài khoa học lúa tôm

Đề tài được nghiên cứu từ năm 2012 đến 2014 với mục đích tìm hiểu cơ chế và chứng minh tác động tích cực của giống lúa lai Arize B-TE1 đến hiệu quả nuôi tôm.
Các nghiên cứu được phối hợp thực hiện với Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh cùng nông dân tại các địa phương trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống lúa lai Arize B-TE1 đem lại hiệu quả tích cực cho môi trường nuôi tôm. Các vi sinh vật có lợi và các loài thủy sinh làm thức ăn cho tôm tại các cánh đồng trồng lúa cao hơn và có ít vi sinh vật gây hại hơn, năng suất vụ tôm cao hơn, chất lượng tôm tốt và to hơn, tăng 45% lợi nhuận cho người nông dân.
Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh lúa lai Arize B-TE1 chịu mặn cao, lúa khỏe, đẻ nhánh mạnh, rễ lúa ăn sâu và năng suất cao. Trồng lúa này nuôi tôm cũng đạt, và tôm lớn nhanh hơn.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành lùi lịch thời vụ thả tôm giống, chờ đến khi thời tiết ấm lên và môi trường ổn định trở lại mới bắt đầu thả giống.

Qua khảo sát của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, đến nay, 70% cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau sản xuất với qui mô hộ gia đình, nhỏ lẻ, công nghệ còn hạn chế.

Rộng trên 40ha, năng suất bình quân đạt khoảng 45 tạ/ha/vụ, cao hơn từ 2-10 tạ/ha/vụ so với bình quân nhiều địa phương miền núi trong tỉnh... Vì vậy cánh đồng Làng Mùng, thuộc xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) được ví là "cánh đồng vàng".

Xuất khẩu cá tra đang hồi phục mạnh do nhu cầu của thị trường tăng. Trong ảnh là công nhân Công ty cổ phần Gò Đàng Tiền Giang (GODACO) đang chế biến cá tra phục vụ xuất khẩu.

Được Hội ND tỉnh tư vấn, hỗ trợ phân bón, khoa học kỹ thuật… nhiều hộ thành viên hội trồng cam sành huyện Hàm Yên, Tuyên Quang có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm trở lên.